Bài 10: Những tấm gương sáng trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người. Nói. Trình bày ý kiến của em theo nội dung đã chuẩn bị. Trao đổi, góp ý. Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
NHỮNG TẤM GƯƠNG SÁNG
Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.
Câu 1:
1. Chuẩn bị.
a. Tìm câu chuyện kể về những tấm gương quên mình để cứu giúp mọi người trong thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.... (ví dụ: những chiến sĩ dầm mình trong mưa bão để cứu dân, những người lính cứu hoả quả cảm xả thân cứu người, những bác sĩ nêu cao tấm gương y đức trên tuyến đầu chống dịch bệnh,...) hoặc về những người anh hùng đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,... (ví dụ: Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,...).
b. Xác định nội dung trình bày.
Gợi ý:
- Em muốn nói về ai? Người đó đã làm gì? Mục đích của việc làm đó là gì? Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?
- Nói rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.
Ví dụ: Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... về nhân vật, sự việc trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn câu chuyện và xác định nội dung trình bày.
Lời giải chi tiết:
a. Câu chuyện về những người lính cứu hỏa.
b.
- Câu chuyện về ba người chiến sĩ anh hùng, đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc.
- Họ đã giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra.
- Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống.
- Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người.
- Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... về nhân vật, sự việc trong câu chuyện.
Câu 2
2. Nói.
- Trình bày ý kiến của em theo nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp cử chỉ, điệu bộ khi nói để cuốn hút người nghe.
Lưu ý: Khi bạn nói, em cần tập trung lắng nghe, có thể nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn ý kiến của bạn. Ghi lại các ý kiến hay.
Phương pháp giải:
Em tiến hành nói về bài làm của em.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành nói về bài làm của em.
Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.
Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.
Câu 3
3. Trao đổi, góp ý.
Gợi ý:
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi và góp ý.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành trao đổi và góp ý.
Vận dụng
Câu 1:
1. Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chia sẻ với người thân về câu chuyện ở bài tập 2.
Lời giải chi tiết:
Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.
Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.
Câu 2
2. Tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.
Gợi ý: Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Tố Hữu)
Phương pháp giải:
Em tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn qua sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài thơ:
Lòng biết ơn
Tác giả: Tú Yên
Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.
Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vươn
Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc.
Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc
Ta có thể rèn tâm thức được bình yên.
Nếu một mai ra đi trong an nhiên
Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích.
Bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con
Bài ca dao:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông.
Đường đi cách bến cách sông,
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.
- Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 10: Cảm xúc Trường Sa trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện trang 43 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống