Bài 23: Đường đi Sa Pa trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước. Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó. Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có gì đẹp. Cảnh buổi chiều ở thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào. Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh điều gì. Em thích hình ảnh nào trong bài đọc.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước. Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó.
Phương pháp giải:
Em đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước. Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó.
Lời giải chi tiết:
Một số bài thơ nói về cảnh đẹp đất nước:
+ Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
+ Bài thơ: Quê hương (Tế Hanh)
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …
=> Các bài thơ trên đều viết về cảnh đẹp quê hương: Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta. Những điều gần gũi ấy nhưng lại trở nên thật đẹp trong mắt những người con yêu quê. Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành.
Nội dung bài đọc
Bài đọc nói đến đường đi và cảnh vật Sa Pa rất đẹp. Sa Pa là món quà dành cho đất nước ta. |
Bài đọc
ĐƯỜNG ĐI SA PA
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Từ ngữ
- Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
- Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.
- Mông, Tu Di, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.
- Áp phiên: hôm trước phiên chợ.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Câu 1
1. Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có điểm đẹp là:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Câu 2
2. Cảnh buổi chiều ở thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cảnh buổi chiều ở thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả: Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Câu 3
3. Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau trôi đi rất nhanh.
B. Cảnh vật thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa thay đổi từng ngày.
C. Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.
D. Một ngày ở Sa Pa rất dài, có đủ bốn mùa.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh: Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.
Chọn C.
Câu 4
4. Vì sao tác giả khẳng định: “Sa Pa là món quà dành cho đất nước ta”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tác giả khẳng định: “Sa Pa là món quà dành cho đất nước ta” vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả, thanh bình, khí hậu hài hòa.
Câu 5
5. Em thích hình ảnh nào trong bài đọc?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em thích hình ảnh thị trấn vào buổi chiều.
Khi tả cảnh thị trấn miền núi tác giả đã tả một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
- Bài 23: Luyện tập viết tên cơ quan, tổ chức trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23: Viết bài văn miêu tả cây cối trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24: Quê ngoại trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24: Trả bài văn miêu tả cây cối trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24: Đọc mở rộng trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống