Bài 14 trang 101 SGK Hình học 12


Trong không gian cho ba điểm A, B, C. Xác định điểm G sao cho

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trong không gian cho ba điểm \(A, B, C\).

LG a

Xác định điểm \(G\) sao cho \(\overrightarrow {GA}  + 2\overrightarrow {GB}  - 2\overrightarrow {GC}  = 0.\)

Phương pháp giải:

Biến đổi đẳng thức vector trong câu a) theo những điểm cố định và suy ra vị trí của điểm G.

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\overrightarrow {GA} + 2\overrightarrow {GB} - 2\overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \\
\Leftrightarrow \overrightarrow {GA} + 2\left( {\overrightarrow {GB} - \overrightarrow {GC} } \right) = \overrightarrow 0 \\
\Leftrightarrow \overrightarrow {GA} + 2\overrightarrow {CB} = 0\\
\Leftrightarrow \overrightarrow {GA} = 2\overrightarrow {BC} 
\end{array}\)

Gọi \(D\) là điểm mà \(\overrightarrow {DC}  = 2\overrightarrow {BC} \) tức là điểm \(B\) là trung điểm của \(CD\) \( \Rightarrow \overrightarrow {GA}  = \overrightarrow {DC} \)

Vậy \(G\) là đỉnh thứ tư của hình bình hành \(ACDG\).

LG b

Tìm tập hợp các điểm \(M\) sao cho \(MA^2 + 2MB^2 - 2MC^2 = k^2\), với \(k\) là hằng số.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức ba điểm, chèn điểm G vào tất cả các vector \(\overrightarrow {MA} ;\overrightarrow {MB} ;\overrightarrow {MC} \), biến đổi và kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi \(G\) là điểm trong câu a): \(\overrightarrow {GA}  + 2\overrightarrow {GB}  - 2\overrightarrow {GC}  = \overrightarrow 0 \).

Ta có: \(M{A^2} = {\overrightarrow {MA} ^2}= {(\overrightarrow {MG}  + \overrightarrow {GA} )^2}\)

\(= M{G^2} + G{A^2} + 2\overrightarrow {MG} .\overrightarrow {GA} \);

\(M{B^2} = {\overrightarrow {MB} ^2} = {(\overrightarrow {MG}  + \overrightarrow {GB} )^2}\)

\(= M{G^2} + G{B^2} + 2\overrightarrow {MG} .\overrightarrow {GB} \);

\(M{C^2} = {\overrightarrow {MC} ^2} = {(\overrightarrow {MG}  + \overrightarrow {GC} )^2} \)

\(= M{G^2} + G{C^2} + 2\overrightarrow {MG} .\overrightarrow {GC} \).

Từ đó \(MA^2 +2 MB^2 -2 MC^2 = k^2\)

\( \Leftrightarrow M{G^2} + G{A^2} + 2G{B^2} - 2G{C^2} \)

\(+ 2\overrightarrow {MG} (\overrightarrow {GA}  + 2\overrightarrow {GB}  - 2\overrightarrow {GC} ) = {k^2}\)

\( \Leftrightarrow M{G^2} = {k^2} - (G{A^2} + 2G{B^2} - 2G{C^2})\) 

(Vì \(\overrightarrow {GA}  + 2\overrightarrow {GB}  - 2\overrightarrow {GC}  = \overrightarrow 0 \)).

Do vậy:

Nếu \(k^2 - (GA^2 + 2GB^2 - 2GC^2) = r^2 > 0\) thì tập hợp các điểm M là mặt cầu tâm G bán kính r.

Nếu \(k^2 - (GA^2 + 2GB^2 - 2GC^2) = r^2 =0\) thì tập hợp M chính là điểm G.

Nếu \(k^2 - (GA^2 + 2GB^2 - 2GC^2) = r^2 < 0\) thì tập hợp các điểm M chính là tập rỗng.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.