Bài 47 trang 82 Vở bài tập toán 9 tập 2>
Giải Bài 47 trang 82 VBT toán 9 tập 2. Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ:...
Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ:
LG a
\(2{\left( {{x^2} - 2x} \right)^2} + 3\left( {{x^2} - 2x} \right) + 1 = 0\)
Phương pháp giải:
Đặt \({x^2} - 2x = t\) để đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải chi tiết:
Đặt \({x^2} - 2x = t\), ta có \(2{t^2} + 3t + 1 = 0\)
Phương trình trên có \(a - b + c = 2 - 3 + 1 = 0\) nên có hai nghiệm \(t = - 1;t = - \dfrac{1}{2}.\)
+ Với \(t = - 1\) ta có \({x^2} - 2x = - 1 \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = 0\)
Phương trình này có \(a + b + c = 1 + \left( { - 2} \right) + 1 = 0\) nên có nghiệm \({x_1} = {x_2} = 1\)
+ Với \(t = - \dfrac{1}{2}\) ta có \({x^2} - 2x = - \dfrac{1}{2}\)\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = \dfrac{1}{2} \)\(\Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = \dfrac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\\x - 1 = - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{2 + \sqrt 2 }}{2}\\x = \dfrac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\end{array} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm \(x = 1;x = \dfrac{{2 + \sqrt 2 }}{2};x = \dfrac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\)
LG b
\({\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right)^2} - 4\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right) + 3 = 0\)
Phương pháp giải:
Đặt \(x + \dfrac{1}{x} = t\) để đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải chi tiết:
ĐK: \(x \ne 0.\)
Đặt \(x + \dfrac{1}{x} = t\), ta thu được phương trình \({t^2} - 4t + 3 = 0\)
Phương trình trên có \(a + b + c = 1 + \left( { - 4} \right) + 3 = 0\) nên có hai nghiệm \(t = 1;t = 3.\)
+ Với \(t = 1 \Rightarrow x + \dfrac{1}{x} = 1\)\( \Rightarrow {x^2} - x + 1 = 0\) . Xét \(\Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.1 = - 3 < 0\) nên phương trình vô nghiệm.
+ Với \(t = 3 \Rightarrow x + \dfrac{1}{x} = 3 \)\(\Rightarrow {x^2} - 3x + 1 = 0\) (*)
Phương trình (*) có \(\Delta = {\left( { - 3} \right)^2} - 4.1.1 = 5 > 0\) nên có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2}\\x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)
Loigiaihay.com
- Bài 48 trang 82 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Bài 49 trang 82 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Đề kiểm tra 45 phút chương 4 phần Đại số 9 - Đề số 1
- Đề kiểm tra 45 phút chương 4 phần Đại số 9 - Đề số 2
- Bài 46 trang 81 Vở bài tập toán 9 tập 2
>> Xem thêm