Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 6 Toán 9

Đề bài

Câu 1 :

Đường tròn là hình:

  • A.

    Không có trục đối xứng                                       

  • B.

    Có một trục đối xứng

  • C.

    Có hai trục đối xứng                                      

  • D.

    Có vô số trục đối xứng

Câu 2 :

Đường tròn tâm $O$ bán kính $5cm$ là tập hợp các điểm:

  • A.

    Có khoảng cách đến điểm $O$ nhỏ hơn bằng $5cm$

  • B.

    Có khoảng cách đến $O$ bằng $5cm$

  • C.

    Cách đều $O$ một khoảng là $5cm$

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Câu 3 :

Cho $\left( {O;R} \right)$ và đường thẳng $a,$ gọi $d$ là khoảng cách từ $O$ đến $a.$ Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A.

    Nếu $d < R$ , thì đường thẳng a cắt đường tròn (O)

  • B.

    Nếu $d > R$ , thì đường thẳng a không cắt đường tròn (O)

  • C.

    Nếu $d = R$ thì đường thẳng a đi qua tâm O của đường tròn

  • D.

    Nếu $d = R$ thì đường thẳng a tiếp xúc với đường tròn (O)

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A.

    Đường kính đi qua trung điểm dây cung thì vuông góc với dây ấy

  • B.

    Đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy

  • C.

    Đường kính đi qua trung điểm của một dây(dây không đi qua tâm) thì vuông góc với dây ấy

  • D.

    Đường kính vuông góc với một dây thì hai đầu mút của dây ấy đối xứng qua đường kính này

Câu 5 :

Chọn câu sai

  • A.

    Hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là trung trực của dây cung

  • B.

    Qua 3 điểm không thẳng hàng, ta luôn xác định được một đường tròn

  • C.

    Hai đường tròn tiếp xúc nhau , điểm tiếp xúc nằm trên đường nối tâm

  • D.

    Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của 3 đường trung trực

Câu 6 :

Trong hình vẽ bên cho $OC \bot AB,AB = 12cm,OA = 10cm$. Độ dài $AC$ là:

  • A.

    $8cm$                    

  • B.

    $2\sqrt {10} cm$

  • C.

    $4\sqrt 7 cm$

  • D.

    $2cm$

Câu 7 :

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A , nội tiếp đường tròn (O). Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Tiếp tuyến tại A với đường tròn (O) là đường thẳng qua A và vuông góc với  AB

  • B.

    Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) là đường thẳng qua A và vuông góc với AC

  • C.

    Tiếp tuyến tại A với đường tròn (O) là đường thẳng qua A và song song với BC

  • D.

    Cả 3 câu A,B,C đều sai

Câu 8 :

Cho hai đường tròn $\left( {O;4cm} \right)$ và $\left( {O';3cm} \right)$ biết $OO' = 5cm$. Hai đường tròn trên cắt nhau tại $A$ và \(B\). Độ dài $AB$ là:

  • A.

    $2,4cm$

  • B.

    $4,8cm$                          

  • C.

    $\dfrac{5}{{12}}cm$                          

  • D.

    $5cm$

Câu 9 :

Cho đường tròn $\left( {O;3cm} \right)$, lấy điểm $A$ sao cho $OA = 6cm$. Từ \(A\) vẽ tiếp tuyến $AB,AC$ đến đường tròn $\left( O \right)$  ($B,C$ là tiếp điểm). Chu vi tam giác $ABC$ là

  • A.

    $9cm$                      

  • B.

    $9\sqrt 3 cm$                  

  • C.

    $9\sqrt 2 cm$                    

  • D.

    Kết quả khác

Câu 10 :

Hai tiếp tuyến tại $A$ và $B$ của đường tròn $\left( {O;R} \right)$  cắt nhau tại $M.$ Nếu $MA = \;R\sqrt 3 $ thì góc $\widehat {AOB}$ bằng:

  • A.

    ${120^0}\;$                              

  • B.

    ${90^0}$                          

  • C.

    ${60^0}$                      

  • D.

    ${45^0}$  

Câu 11 :

Cho hai đường tròn $\left( {O;5} \right)$ và $\left( {O';5} \right)$ cắt nhau tại $A$ và $B.$ Biết $OO' = 8.$ Độ dài dây cung $AB$ là

  • A.

    $6cm\;$                   

  • B.

    $7cm$                  

  • C.

    $5cm$                           

  • D.

    $8cm$

Câu 12 :

Cho đường tròn $\left( {O;25cm} \right)$ và dây $AB$ bằng $40cm.$ Khi đó khoảng cách từ tâm $O$ đến dây $AB$ là

  • A.

    $15cm$                            

  • B.

    $7cm$                      

  • C.

    $20cm$                          

  • D.

    $24cm$

Câu 13 :

Cho tam giác $ABC$ có $AB = 5,AC = 12,BC = 13$. Khi đó:

  • A.

    $AB$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {C;5} \right)$

  • B.

    $AC$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {B;5} \right)$

  • C.

    $AB$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {B;12} \right)$

  • D.

    $AC$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {C;13} \right)$

Câu 14 :

Cho hình vuông nội tiếp đường tròn $\left( {O;R} \right)$. Chu vi của hình vuông là

  • A.

    $2R\sqrt 2 $

  • B.

    $3R\sqrt 2 $                       

  • C.

    $4R\sqrt 2 $                             

  • D.

    $6R$

Câu 15 :

Hai tiếp tuyến tại hai điểm $B,C$ của một đường tròn $\left( O \right)$ cắt nhau tại $A$ tạo thành \(\widehat {BAC} = {50^0}\). Số đo của góc \(\widehat {BOC}\)  bằng

  • A.

    ${30^0}$                                

  • B.

    ${40^0}$                              

  • C.

    ${130^0}$                             

  • D.

    ${310^0}$        

Câu 16 :

Cho hai đường tròn $\left( O \right)$  và $\left( {O'} \right)$  tiếp xúc ngoài tại $A$. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài $BC,B \in \left( O \right)$ và $C \in (O')$. Tiếp tuyến chung trong tại $A$ cắt tiếp tuyến chung ngoài $BC$ tại $I$. Tính độ dài $BC$ biết $OA = 9cm,O'A = 4cm$.

  • A.

    $12cm$                           

  • B.

    $18cm$                                

  • C.

    $10cm$                        

  • D.

    $6cm$

Câu 17 :

Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB.$ Vẽ các tiếp tuyến $Ax$ và $By$ ($Ax$ và $By$ và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là $AB$ ). Gọi $M$ là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại $M$ cắt $Ax$ và  $By$ theo thứ tự tại $C$ và $D.$ Lấy $I$ là trung điểm của $CD.$

Câu 17.1

Chọn câu sai.

  • A.

    Đường tròn có đường kính $CD$ tiếp xúc với $AB.$

  • B.

    Đường tròn có đường kính $CD$ cắt $AB.$

  • C.

    $IO\; \bot AB$

  • D.

    \(IO = \dfrac{{DC}}{2}\)

Câu 17.2

Hình thang $ABDC$ có chu vi nhỏ nhất là

  • A.

     \(AB\) 

  • B.

    \(2AB\)

  • C.

    \(3AB\)

  • D.

    \(4AB\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đường tròn là hình:

  • A.

    Không có trục đối xứng                                       

  • B.

    Có một trục đối xứng

  • C.

    Có hai trục đối xứng                                      

  • D.

    Có vô số trục đối xứng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hình có trục đối xứng là hình khi lấy đối xứng hình đó qua trục đối xứng ta cũng được chính hình đó.

Lời giải chi tiết :

Đường tròn có trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm của nó. Do có vô số đường kính nên đường tròn có vô số trục đối xứng.

Câu 2 :

Đường tròn tâm $O$ bán kính $5cm$ là tập hợp các điểm:

  • A.

    Có khoảng cách đến điểm $O$ nhỏ hơn bằng $5cm$

  • B.

    Có khoảng cách đến $O$ bằng $5cm$

  • C.

    Cách đều $O$ một khoảng là $5cm$

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tập hợp các điểm cách \(O\) một khoảng \(5cm\) được gọi là đường tròn tâm \(O\) bán kính \(5cm\) nên B, C đúng.

Tập hợp các điểm cách \(O\) một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng \(5cm\) được gọi là hình tròn tâm \(O\) bán kính \(5cm\) nên A sai.

Câu 3 :

Cho $\left( {O;R} \right)$ và đường thẳng $a,$ gọi $d$ là khoảng cách từ $O$ đến $a.$ Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A.

    Nếu $d < R$ , thì đường thẳng a cắt đường tròn (O)

  • B.

    Nếu $d > R$ , thì đường thẳng a không cắt đường tròn (O)

  • C.

    Nếu $d = R$ thì đường thẳng a đi qua tâm O của đường tròn

  • D.

    Nếu $d = R$ thì đường thẳng a tiếp xúc với đường tròn (O)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nếu \(d = R\) thì đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nên C sai, D đúng.

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A.

    Đường kính đi qua trung điểm dây cung thì vuông góc với dây ấy

  • B.

    Đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy

  • C.

    Đường kính đi qua trung điểm của một dây(dây không đi qua tâm) thì vuông góc với dây ấy

  • D.

    Đường kính vuông góc với một dây thì hai đầu mút của dây ấy đối xứng qua đường kính này

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đường kính đi qua trung điểm của một dây thì chưa chắc đã vuông góc với dây ấy (trường hợp dây là đường kính của đường tròn)

Câu 5 :

Chọn câu sai

  • A.

    Hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là trung trực của dây cung

  • B.

    Qua 3 điểm không thẳng hàng, ta luôn xác định được một đường tròn

  • C.

    Hai đường tròn tiếp xúc nhau , điểm tiếp xúc nằm trên đường nối tâm

  • D.

    Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của 3 đường trung trực

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào

+ Tính chất hai đường tròn cắt nhau

+ Điều kiện xác định một đường tròn

+ Tính chất hai đường tròn tiếp xúc

+ Tâm đường tròn nội tiếp tam giác

Lời giải chi tiết :

Hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là trung trực của dây cung (đúng)

Qua 3 điểm không thẳng hàng, ta luôn xác định được một đường tròn (đường tròn ngoại tiếp tam giác)

Hai đường tròn tiếp xúc nhau thì điểm tiếp xúc nằm trên đường nối tâm (đúng)

Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm 3 đường phân giác nên D sai.

Câu 6 :

Trong hình vẽ bên cho $OC \bot AB,AB = 12cm,OA = 10cm$. Độ dài $AC$ là:

  • A.

    $8cm$                    

  • B.

    $2\sqrt {10} cm$

  • C.

    $4\sqrt 7 cm$

  • D.

    $2cm$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất bán kính vuông góc với dây cung.

Dựa vào định lí Pi-ta-go trong tam giác vuông.

Lời giải chi tiết :

Vì $OC$ vuông góc với $AB$ nên $D$ là trung điểm của $AB$ (mối quan hệ giữa đường kính và dây)

$ \Rightarrow AD = \dfrac{{AB}}{2} = \dfrac{{12}}{2} = 6cm$.

Xét tam giác $AOD$ vuông tại $D$ nên $O{D^2} = O{A^2} - A{D^2} = {10^2} - {6^2} = 64 \Rightarrow OD = 8cm$.

Có $OD + DC = OC$ nên $DC = OC - OD = 10 - 8 = 2cm$.

Xét tam giác $ADC$ vuông tại $D$ nên $A{C^2} = A{D^2} + D{C^2} = {6^2} + {2^2} = 40$ .

Vậy $AC = 2\sqrt {10} cm$.

Câu 7 :

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A , nội tiếp đường tròn (O). Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Tiếp tuyến tại A với đường tròn (O) là đường thẳng qua A và vuông góc với  AB

  • B.

    Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) là đường thẳng qua A và vuông góc với AC

  • C.

    Tiếp tuyến tại A với đường tròn (O) là đường thẳng qua A và song song với BC

  • D.

    Cả 3 câu A,B,C đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các tính chất sau:

+ Tính chất từ vuông góc đến song song

+ Tính chất tam giác cân

+ Tính chất tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC cân tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trên đường cao của tam giác đi qua A. hay OA vuông góc với BC mà tiếp tuyến của (O) tại A thì cũng phải vuông góc với OA( tính chất tiếp tuyến của đường  tròn).

Vì vậy tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn sẽ song song với $BC.$

Câu 8 :

Cho hai đường tròn $\left( {O;4cm} \right)$ và $\left( {O';3cm} \right)$ biết $OO' = 5cm$. Hai đường tròn trên cắt nhau tại $A$ và \(B\). Độ dài $AB$ là:

  • A.

    $2,4cm$

  • B.

    $4,8cm$                          

  • C.

    $\dfrac{5}{{12}}cm$                          

  • D.

    $5cm$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hai đường tròn cắt nhau.

Định lí Pi-ta-go đảo.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác $OAO'$  có $O{A^2} + O'{A^2} = OO{'^2}$ (vì ${4^2} + {3^2} = {5^2}$) nên tam giác $OAO'$  vuông tại $A$.

Xét $\Delta HAO \backsim \Delta AO'O (g.g)$ nên $\frac{AH}{OA} = \frac{O'A}{OO'}$ suy ra $AH.OO' = OA.O'A \Rightarrow AH = \dfrac{{OA.O'A}}{{OO'}} = \dfrac{{4.3}}{5} = \dfrac{{12}}{5}$

Mà $AB = 2AH$ nên $AB = \dfrac{{24}}{5} = 4,8cm$

Câu 9 :

Cho đường tròn $\left( {O;3cm} \right)$, lấy điểm $A$ sao cho $OA = 6cm$. Từ \(A\) vẽ tiếp tuyến $AB,AC$ đến đường tròn $\left( O \right)$  ($B,C$ là tiếp điểm). Chu vi tam giác $ABC$ là

  • A.

    $9cm$                      

  • B.

    $9\sqrt 3 cm$                  

  • C.

    $9\sqrt 2 cm$                    

  • D.

    Kết quả khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tiếp tuyến của đường tròn

Định lí Pi-ta-go

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Cách tính chu vi hình tam giác

Lời giải chi tiết :

Gọi $D$ là giao điểm của $BC$ và $OA$

Có $OC \bot AC$ (tính chất tiếp tuyến của đường tròn)

Xét $\Delta OAC$ vuông tại \(C\), ta có: $O{C^2} + C{A^2} = O{A^2}$ (Py-ta-go)

\( \Rightarrow A{C^2} = {\rm{ }}O{A^2} - {\rm{ }}O{C^2} = {6^2} - {3^2} = 36 - 9 = 27 \Rightarrow AC = 3\sqrt 3 cm\)

Mà $AC=AB$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên $AB = 3\sqrt 3 cm$.

Vì $AC=AB;OB=OC$ nên $OA$ là đường trung trực của $BC$ hay $OA \bot BC$ tại $D$ và $D$ là trung điểm của $CB.$

Xét tam giác vuông $OCA$ có $CD$ là đường cao nên:

\(CD = \dfrac{{OC.CA}}{{OA}} = \dfrac{{3.3\sqrt 3 }}{6} = \dfrac{{3\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow BC = 2CD = 3\sqrt 3 cm\)

Vậy chu vi tam giác $ABC$ là $3\sqrt 3  + 3\sqrt 3  + 3\sqrt 3  = 9\sqrt 3 cm$

Câu 10 :

Hai tiếp tuyến tại $A$ và $B$ của đường tròn $\left( {O;R} \right)$  cắt nhau tại $M.$ Nếu $MA = \;R\sqrt 3 $ thì góc $\widehat {AOB}$ bằng:

  • A.

    ${120^0}\;$                              

  • B.

    ${90^0}$                          

  • C.

    ${60^0}$                      

  • D.

    ${45^0}$  

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Lời giải chi tiết :

Có $AM$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( O \right)$ nên $AM$ vuông góc với $OA$

Xét tam giác $AOM$ vuông tại $A$ nên có $\tan \widehat {AOM} = \dfrac{{AM}}{{OA}} = \dfrac{{R\sqrt 3 }}{R} = \sqrt 3 $$ \Rightarrow \widehat {AOM} = {60^0}$

Mà hai tiếp tuyến $AM$ và $BM$ cắt nhau tại $M$ nên ta có $OM$ là phân giác của $\widehat {AOB}$

Vậy $\widehat {AOB}$$ = 2\widehat {AOM} = {2.60^0} = {120^0}$

Câu 11 :

Cho hai đường tròn $\left( {O;5} \right)$ và $\left( {O';5} \right)$ cắt nhau tại $A$ và $B.$ Biết $OO' = 8.$ Độ dài dây cung $AB$ là

  • A.

    $6cm\;$                   

  • B.

    $7cm$                  

  • C.

    $5cm$                           

  • D.

    $8cm$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất tam giác cân

Đinh lí pi-ta-go

Tính chất hai đường tròn cắt nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có $OA = O'A = 5cm$ nên tam giác $AOO'$  cân tại A.

Mà AH vuông góc với OO’ nên H là trung điểm của OO’. Suy ra $OH = 4cm$ .

Xét tam giác AOH vuông tại H nên suy ra

$A{H^2} = O{A^2} - O{H^2} = {5^2} - {4^2} = 9 = {3^2}$.

Vậy $AH = 3cm$ .

Mà $AB = 2AH$ ( mối quan hệ giữa đường nối tâm và dây cung).

Vậy $AB = 6cm$

Câu 12 :

Cho đường tròn $\left( {O;25cm} \right)$ và dây $AB$ bằng $40cm.$ Khi đó khoảng cách từ tâm $O$ đến dây $AB$ là

  • A.

    $15cm$                            

  • B.

    $7cm$                      

  • C.

    $20cm$                          

  • D.

    $24cm$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất đường kính vuông góc với dây cung

Định lí Py-ta –go

Lời giải chi tiết :

Từ $O$ kẻ $OH$ vuông góc với $AB.$

Vậy $H$ là trung điểm của $AB$ (mối quan hệ giữa đường kính và dây) suy ra $AH = \dfrac{{AB}}{2} = 20cm$.

Xét tam giác $OAH$ vuông tại $H$ nên theo định lí Py-ta-go ta có

 $O{H^2} = O{A^2} - A{H^2}$=${25^2} - {20^2} = 225 = {15^2}$

Vậy $OH = 15cm$.

Câu 13 :

Cho tam giác $ABC$ có $AB = 5,AC = 12,BC = 13$. Khi đó:

  • A.

    $AB$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {C;5} \right)$

  • B.

    $AC$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {B;5} \right)$

  • C.

    $AB$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {B;12} \right)$

  • D.

    $AC$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {C;13} \right)$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất tiếp tuyến thì phải có tiếp điểm.

Và tiếp tuyến vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

Lời giải chi tiết :

Xét \(\Delta ABC\) có:

\(A{B^2} + A{C^2} = {5^2} + {12^2} = 169 = {13^2} = B{C^2}\)

Áp dụng định lý Py-ta-go đảo ta có \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\). Do đó \(AB \bot AC\).

$AB$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {C;12} \right)$

$AC$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {B;5} \right)$

Câu 14 :

Cho hình vuông nội tiếp đường tròn $\left( {O;R} \right)$. Chu vi của hình vuông là

  • A.

    $2R\sqrt 2 $

  • B.

    $3R\sqrt 2 $                       

  • C.

    $4R\sqrt 2 $                             

  • D.

    $6R$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định đường kính của đường tròn

Định lí Py-ta-go

Lời giải chi tiết :

Hình vuông \(ABCD\)  nội tiếp đường tròn tâm \(O.\)

Khi đó đường chéo \(BD\) là đường kính của \(\left( O \right)\)

Suy ra \(BD = 2R\)

Xét tam giác \(BDC\) vuông cân tại \(C,\) theo định lý Pytago ta có

$B{C^2} + C{D^2} = B{D^2} \Leftrightarrow 2B{C^2} = 4{R^2} \Rightarrow BC = R\sqrt 2 $

Chu vi hình vuông \(ABCD\) là \(4R\sqrt 2 \)

Câu 15 :

Hai tiếp tuyến tại hai điểm $B,C$ của một đường tròn $\left( O \right)$ cắt nhau tại $A$ tạo thành \(\widehat {BAC} = {50^0}\). Số đo của góc \(\widehat {BOC}\)  bằng

  • A.

    ${30^0}$                                

  • B.

    ${40^0}$                              

  • C.

    ${130^0}$                             

  • D.

    ${310^0}$        

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tiếp tuyến

Sử dụng định lý "tổng bốn góc trong một tứ giác là $360^0$ "

Lời giải chi tiết :

Vì hai tiếp tuyến của đường tròn $\left( O \right)$ cắt nhau tại $A$ nên \(\widehat {ACO} = \widehat {ABO} = {90^0} \Rightarrow \widehat {CAB} + \widehat {COB} = {360^0} - {180^0} = {180^0}\)

Mà \(\widehat {CAB} = {50^0}\) nên \(\widehat {COB} = {180^0} - {50^0} = {130^0}\)

Câu 16 :

Cho hai đường tròn $\left( O \right)$  và $\left( {O'} \right)$  tiếp xúc ngoài tại $A$. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài $BC,B \in \left( O \right)$ và $C \in (O')$. Tiếp tuyến chung trong tại $A$ cắt tiếp tuyến chung ngoài $BC$ tại $I$. Tính độ dài $BC$ biết $OA = 9cm,O'A = 4cm$.

  • A.

    $12cm$                           

  • B.

    $18cm$                                

  • C.

    $10cm$                        

  • D.

    $6cm$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có $IO$ là tia phân giác của \(\widehat {BIA}\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

$IO'$ là tia phân giác của \(\widehat {CIA}\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Mà \(\widehat {BIA} + \widehat {CIA} = {180^0} \Rightarrow \widehat {OIO'} = {90^0}\)

Xét $\Delta OIA \backsim \Delta IO'A$ nên $\frac{AO}{IA} = \frac{IA}{AO'}$ nên $I{A^2} = AO.AO' = 9.4 = 36 \Rightarrow IA = 6cm$.

\( \Rightarrow IA = IB = IC = 6cm\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Vậy $BC = 2IA = 2.6 = 12\left( {cm} \right)$.

Câu 17 :

Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB.$ Vẽ các tiếp tuyến $Ax$ và $By$ ($Ax$ và $By$ và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là $AB$ ). Gọi $M$ là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại $M$ cắt $Ax$ và  $By$ theo thứ tự tại $C$ và $D.$ Lấy $I$ là trung điểm của $CD.$

Câu 17.1

Chọn câu sai.

  • A.

    Đường tròn có đường kính $CD$ tiếp xúc với $AB.$

  • B.

    Đường tròn có đường kính $CD$ cắt $AB.$

  • C.

    $IO\; \bot AB$

  • D.

    \(IO = \dfrac{{DC}}{2}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tính chất đường trung bình của hình thang

Sử dụng vị trí tương đối của hai đường tròn

Lời giải chi tiết :

Vì \(I\) là trung điểm của \(CD.\)

Nên \(I\)  là tâm của đường tròn đường kính \(CD.\)

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: $AC = CM\;$ và $BD = DM$

Xét tứ giác $ABDC$ có: $AC//BD \Rightarrow ABDC$ là hình thang

Suy ra $IO$ là đường trung bình của hình thang $ABDC$

\( \Rightarrow \) $IO//AC//BD$ mà $AC\; \bot AB \Rightarrow IO\; \bot AB{\rm{ }}\left( 1 \right)$

$IO = \dfrac{{AC + BD}}{2} = \dfrac{{CM + DM}}{2} = \dfrac{{CD}}{2}(2)$

Từ (1) và (2)  suy ra đường tròn đường kính $CD$ tiếp xúc với $AB.$

Vậy A,C,D đúng, B sai.

Câu 17.2

Hình thang $ABDC$ có chu vi nhỏ nhất là

  • A.

     \(AB\) 

  • B.

    \(2AB\)

  • C.

    \(3AB\)

  • D.

    \(4AB\)

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Sử dụng công thức tính chu vi hình thang và lập luận để có chu vi nhỏ nhất

Lời giải chi tiết :

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: $AC = CM\;$ và $BD = DM$

Chu vi hình thang  $ABDC$ là:

${P_{ABDC}} = AC + AB + BD + CD $$= CM + AB + DM + CD = AB + 2CD$

$ \Rightarrow {P_{ABDC}}_{\min }\,{\rm{khi}}\,\,C{D_{\min }} \Rightarrow CD = AB \Rightarrow CD//AB$

Mà $OM\; \bot CD{\rm{ }} \Rightarrow OM\; \bot AB$

$ \Rightarrow {P_{ABDC\min }} = AB + 2AB = 3AB$

Vậy chu vi nhỏ nhất của hình thang $ABDC$ là $3AB$  khi $OM$ $ \bot $ $AB$ .

Trắc nghiệm Bài tập hay và khó chương đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập hay và khó chương đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7,8 Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7,8 Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1: Sự xác định của đường tròn- Tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Sự xác định của đường tròn- Tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết