Trắc nghiệm Bài 10: Diện tích hình tròn, quạt tròn Toán 9
Đề bài
Một hình tròn có diện tích \(S = 144\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\) . Bán kính của hình tròn đó là:
-
A.
$15\,\left( {cm} \right)$
-
B.
$16\,\left( {cm} \right)$
-
C.
$12\,\left( {cm} \right)$
-
D.
$14\,\left( {cm} \right)$
Diện tích hình tròn bán kính \(R = 10\,cm\) là
-
A.
$100\pi \,\left( {c{m^2}} \right)$
-
B.
$10\pi \,\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
C.
$20\pi \,\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
D.
$100{\pi ^2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
Cho đường tròn $\left( {O,10\,cm} \right)$, đường kính $AB.$. Điểm \(M \in (O)\) sao cho \(\widehat {BAM} = {45^0}\). Tính diện tích hình quạt $AOM$ .
-
A.
\(5\pi (c{m^2})\)
-
B.
\(25\pi (c{m^2})\)
-
C.
\(50\pi (c{m^2})\)
-
D.
\(\dfrac{{25}}{2}\pi (c{m^2})\)
Cho đường tròn $\left( O \right)$ đường kính $AB = $ \(4\sqrt 3 \) $cm$ .
Điểm \(C \in (O)\) sao cho \(\widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình viên phân$AC$ . (Hình viên phân là phần hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và dây căng cung ấy).
-
A.
\(\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
B.
\(2\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
C.
\(4\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
D.
\(2\pi - \sqrt 3 \) $ cm^2$
Cho hình vuông có cạnh là $5\,cm$ nội tiếp đường tròn $\left( O \right)$. Hãy tính diện tích hình tròn $\left( O \right)$.
-
A.
$\dfrac{{25\pi }}{4}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
B.
$\dfrac{{25\pi }}{3}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
C.
$\dfrac{{15\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
D.
$\dfrac{{25\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
Cho đường tròn $\left( O \right)$ đường kính \(AB = 2\sqrt 2 \;cm\). Điểm \(C \in (O)\) sao cho \(\widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình giới hạn bởi đường tròn $\left( O \right)$ và $AC,BC$ .
-
A.
\(\pi - \sqrt 3 \)
-
B.
\(2\pi - 2\sqrt 3 \)
-
C.
\(\pi - 3\sqrt 3 \)
-
D.
\(2\pi - \sqrt 3 \)
Một hình quạt có chu vi bằng \(28\,(cm)\) và diện tích bằng \(49\,(c{m^2})\). Bán kính của hình quạt bằng?
-
A.
\(R = 5\,(cm)\)
-
B.
\(R = 6\,(cm)\)
-
C.
\(R = 7\,(cm)\)
-
D.
\(R = 8\,(cm)\)
Cho đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và một điểm $M$ sao cho $OM = 2R$. Từ $M$ vẽ các tiếp tuyến $MA,MB$ với đường tròn $(A,B$ là các tiếp điểm ). Tính diện tích giới hạn bởi hai tiếp tuyến $AM,MB$ và cung nhỏ $AB.$
-
A.
\(\dfrac{\pi }{3}{R^2}\)
-
B.
\(\sqrt 3 {R^2}\)
-
C.
\({R^2}\left( {\sqrt 3 + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)
-
D.
\({R^2}\left( {\sqrt 3 - \dfrac{\pi }{3}} \right)\)
Cho tam giác đều \(ABC\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Độ dài của các cung \(AB,BC,CA\) đều bằng \(4\pi \). Diện tích của tam giác đều \(ABC\) là:
-
A.
\(27\sqrt 3 \) $cm^2$
-
B.
\(7\sqrt 3 \) $cm^2$
-
C.
\(29\sqrt 3 \) $cm^2$
-
D.
\(9\sqrt 3 \) $cm^2$
Lời giải và đáp án
Một hình tròn có diện tích \(S = 144\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\) . Bán kính của hình tròn đó là:
-
A.
$15\,\left( {cm} \right)$
-
B.
$16\,\left( {cm} \right)$
-
C.
$12\,\left( {cm} \right)$
-
D.
$14\,\left( {cm} \right)$
Đáp án : C
Sử dụng công thức: Diện tích $S$ của một hình tròn bán kính $R$ là \(S = \pi {R^2}.\)
Diện tích \(S = \pi {R^2} = 144\pi \Leftrightarrow {R^2} = 144 \Leftrightarrow R = 12\,\left( {cm} \right)\).
Diện tích hình tròn bán kính \(R = 10\,cm\) là
-
A.
$100\pi \,\left( {c{m^2}} \right)$
-
B.
$10\pi \,\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
C.
$20\pi \,\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
D.
$100{\pi ^2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
Đáp án : A
Sử dụng công thức: Diện tích $S$ của một hình tròn bán kính $R$ là \(S = \pi {R^2}.\)
Diện tích \(S = \pi {R^2} = \pi {.10^2} = 100\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\).
Cho đường tròn $\left( {O,10\,cm} \right)$, đường kính $AB.$. Điểm \(M \in (O)\) sao cho \(\widehat {BAM} = {45^0}\). Tính diện tích hình quạt $AOM$ .
-
A.
\(5\pi (c{m^2})\)
-
B.
\(25\pi (c{m^2})\)
-
C.
\(50\pi (c{m^2})\)
-
D.
\(\dfrac{{25}}{2}\pi (c{m^2})\)
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính diện tích hình quạt tròn có bán kính $R$ với góc ở tâm \({n^0}\): \({S_q} = \dfrac{{\pi {R^2}n}}{{360}} = \dfrac{{lR}}{2}.\)
Xét đường tròn $\left( O \right)$ có:
\(\left\{ \begin{array}{l}OA = OM\\\widehat {MAO} = {45^0}\end{array} \right. \Rightarrow \Delta AOM\) là tam giác vuông cân.
\( \Rightarrow \widehat {MOA} = {90^0}.\)
Vậy diện tích hình quạt $AOM$ là \(S = \dfrac{{\pi {R^2}n}}{{360}} = \dfrac{{\pi {{.10}^2}.90}}{{360}} = 25\pi (c{m^2})\)
Cho đường tròn $\left( O \right)$ đường kính $AB = $ \(4\sqrt 3 \) $cm$ .
Điểm \(C \in (O)\) sao cho \(\widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình viên phân$AC$ . (Hình viên phân là phần hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và dây căng cung ấy).
-
A.
\(\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
B.
\(2\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
C.
\(4\pi - 3\sqrt 3 \) $ cm^2$
-
D.
\(2\pi - \sqrt 3 \) $ cm^2$
Đáp án : B
Áp dụng công thức tính diện tích hình viên phân.
\({S_{vp\,AC}} = {S_{qAOC}} - {S_\Delta }_{AOC}\)
Xét đường tròn $(O)$ có:
\(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {AOC}\) là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung$AC$ \( \Rightarrow \widehat {AOC} = 2.\widehat {ABC} = {2.30^0} = {60^0}\)\( \Rightarrow {S_{qAOC}} = \dfrac{{\pi {R^2}.60}}{{360}} = \dfrac{{\pi {R^2}}}{6}\)
Xét \(\Delta AOC\) có \(\widehat {AOC} = {60^\circ }\) và $OA=OC=R$ nên tam giác $AOC$ đều cạnh bằng $R$ .
Gọi $CH$ là đường cao của tam giác $AOC$ , ta có:
\(CH = CO.\sin {60^0} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.R \Rightarrow {S_{AOC}} = \dfrac{1}{2}CH.OA = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.R.R = \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}.{R^2}.\)
Diện tích hình viên phân $AC$ là:
\({S_{qAOC}} - {S_{AOC}} = \dfrac{{\pi {R^2}}}{6} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}.{R^2} = \left( {\dfrac{\pi }{6} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}} \right).{R^2} \)
\(= \left( {\dfrac{{2\pi - 3\sqrt 3 }}{{12}}} \right).{\left( {2\sqrt 3 } \right)^2} \)
\(= 2\pi - 3\sqrt 3 \, cm^2.\)
Cho hình vuông có cạnh là $5\,cm$ nội tiếp đường tròn $\left( O \right)$. Hãy tính diện tích hình tròn $\left( O \right)$.
-
A.
$\dfrac{{25\pi }}{4}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
B.
$\dfrac{{25\pi }}{3}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
C.
$\dfrac{{15\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
-
D.
$\dfrac{{25\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right)$
Đáp án : D
Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn \(S = \pi {R^2}.\)
Gọi hình vuông \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\) khi đó $OA = OB = OC = OD = R \Rightarrow O$ là giao điểm của \(AC\) và \(BD\) \( \Rightarrow R = \dfrac{{AC}}{2}.\)
Xét tam giác vuông \(ABC\) ta có \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {5^2} + {5^2} = 50 \Rightarrow AC = 5\sqrt 2 \) \( \Rightarrow R = \dfrac{{5\sqrt 2 }}{2}\)
Diện tích hình tròn \(\left( O \right)\) là $S = \pi {R^2} = \dfrac{{25\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right).$
Cho đường tròn $\left( O \right)$ đường kính \(AB = 2\sqrt 2 \;cm\). Điểm \(C \in (O)\) sao cho \(\widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình giới hạn bởi đường tròn $\left( O \right)$ và $AC,BC$ .
-
A.
\(\pi - \sqrt 3 \)
-
B.
\(2\pi - 2\sqrt 3 \)
-
C.
\(\pi - 3\sqrt 3 \)
-
D.
\(2\pi - \sqrt 3 \)
Đáp án : A
Diện tích hình giới hạn bởi đường tròn $\left( O \right)$ và $AC,BC$ là: \(S = \dfrac{1}{2}{S_{(O)}} - {S_{ABC}}\)
Diện tích hình tròn $\left( O \right)$ là: \({S_{(O)}} = \pi {R^2}\)
Ta có góc \(\widehat {ACB}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \( \Rightarrow \widehat {ACB} = {90^0}\)\( \Rightarrow \widehat {BAC} = {90^0} - \widehat {CBA} = {90^0} - {30^0} = {60^0}.\)
Tam giác $AOC$ có \(\widehat {CAO} = {60^\circ }\) và $OA = OC = R$ nên tam giác $AOC$ đều cạnh bằng $R$ .
Giả sử $CH$ là đường cao của tam giác $ABC$ , ta có:
\(CH = CO.\sin {60^0} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.R \Rightarrow {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}CH.AB\)
$= \dfrac{1}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R.2R$
\(= \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{R^2}.\)
Diện tích hình giới hạn bởi đường tròn $\left( O \right)$ và $AC,BC$ là:
$\dfrac{1}{2}{S_{(O)}} - {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}\pi {R^2} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{R^2} = \dfrac{1}{2}\left( {\pi - \sqrt 3 } \right){R^2} = \dfrac{1}{2}\left( {\pi - \sqrt 3 } \right){\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = \pi - \sqrt 3 .$
Một hình quạt có chu vi bằng \(28\,(cm)\) và diện tích bằng \(49\,(c{m^2})\). Bán kính của hình quạt bằng?
-
A.
\(R = 5\,(cm)\)
-
B.
\(R = 6\,(cm)\)
-
C.
\(R = 7\,(cm)\)
-
D.
\(R = 8\,(cm)\)
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính diện tích hình quạt tròn có bán kính $R$ với góc ở tâm \({n^0}\): \(Sq = \dfrac{{\pi {R^2}n}}{{360}} = \dfrac{{lR}}{2}.\)
Sử dụng công thức tính chu vi hình quạt \(C = l + 2R\) với $l$ là độ dài cung có số đo $n$ độ.
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{lR}}{2} = 49\\l + 2R = 28\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}lR = 98\\l + 2R = 28\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}l.2R = 196\\l + 2R = 28\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2R = 14\\l = 14\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}R = 7\\l = 14\end{array} \right.\) .
Vậy \(R = 7(cm)\)
Cho đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và một điểm $M$ sao cho $OM = 2R$. Từ $M$ vẽ các tiếp tuyến $MA,MB$ với đường tròn $(A,B$ là các tiếp điểm ). Tính diện tích giới hạn bởi hai tiếp tuyến $AM,MB$ và cung nhỏ $AB.$
-
A.
\(\dfrac{\pi }{3}{R^2}\)
-
B.
\(\sqrt 3 {R^2}\)
-
C.
\({R^2}\left( {\sqrt 3 + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)
-
D.
\({R^2}\left( {\sqrt 3 - \dfrac{\pi }{3}} \right)\)
Đáp án : D
Diện tích hình giới hạn bởi cung nhỏ $AB$ và $AM,MB$ là: \(S = {S_{OAMB}} - {S_{q\,AB}}\)
Xét \(\Delta OAM\) có \(AM = \sqrt {O{M^2} - O{A^2}} = R\sqrt 3 \Rightarrow {S_{OAM}} = \dfrac{{OA.AB}}{2} = \dfrac{{{R^2}\sqrt 3 }}{2}\)
Mà \(\Delta OAM = \Delta OBM\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow {S_{OAMB}} = 2{S_{OAM}} = \sqrt 3 {R^2}\)
Xét \(\Delta OAM\) có \(\cos \widehat {AOM} = \dfrac{{OA}}{{OM}} = \dfrac{1}{2} \)
\(\Rightarrow \widehat {AOM} = 60^\circ \Rightarrow \widehat {AOB} = 120^\circ \)
Diện tích quạt tròn \({S_{q\,AB}} = \dfrac{{\pi {R^2}.120}}{{360}} = \dfrac{{\pi {R^2}}}{3}\)
Diện tích giới hạn bởi hai tiếp tuyến $AM,MB$ và cung nhỏ $AB$ là
\(S = {S_{OAMB}} - {S_{q\,AB}} = \sqrt 3 {R^2} - \dfrac{{\pi {R^2}}}{3} = {R^2}\left( {\sqrt 3 - \dfrac{\pi }{3}} \right).\)
Cho tam giác đều \(ABC\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Độ dài của các cung \(AB,BC,CA\) đều bằng \(4\pi \). Diện tích của tam giác đều \(ABC\) là:
-
A.
\(27\sqrt 3 \) $cm^2$
-
B.
\(7\sqrt 3 \) $cm^2$
-
C.
\(29\sqrt 3 \) $cm^2$
-
D.
\(9\sqrt 3 \) $cm^2$
Đáp án : A
+ Áp dụng công thức tính chu vi hình tròn
+ Tính chất của tam giác cân
+ Sử dụng định lý Pitago
+ Sử dụng công thức tính diện tích tam giác
Gọi \(R\) là bán kính của đường tròn \(\left( O \right)\). Độ dài của các cung \(AB,BC,CA\) đều bằng \(4\pi \) nên ta có \(C = 2\pi R = 4\pi + 4\pi + 4\pi = 12\pi \), suy ra \(R = 6\) hay \(OA = OB = OC = 6\)
Ta cũng có \(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COA} = {120^0}\) suy ra \(\Delta AOB = \Delta AOC = \Delta BOC = \dfrac{1}{3}\Delta ABC\)
Xét tam giác \(AOC\) có: \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat {OAC} = \widehat {OCA} = {30^0}\\\widehat {COA} = {120^0}\end{array} \right.\)
Kẻ đường cao$OE$ , ta có đồng thời là đường trung tuyến, phân giác của góc \(\widehat {COA}\) . Ta có \(\widehat {AOE} = \widehat {COE} = \dfrac{1}{2}\widehat {AOC}\)
Xét tam giác $COE$ có: \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat {ECO} = {30^0}\\\widehat {CEO} = {90^0}\end{array} \right. \Rightarrow OE = \dfrac{1}{2}CO = \dfrac{R}{2}\)
Áp dụng định lý Pytago ta có: \(CE = \sqrt {O{C^2} - O{E^2}} = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{R}{2}} \right)}^2}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R\)
Vậy \({S_{COE}} = \dfrac{1}{2}OE.CE = \dfrac{1}{2}.\dfrac{R}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 R}}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 {R^2}}}{8}\)
Suy ra \({S_{COA}} = 2{S_{COE}} = \dfrac{{\sqrt 3 {R^2}}}{4}\) và \({S_{ABC}} = 3{S_{COA}} = \dfrac{{3\sqrt 3 {R^2}}}{4} = \dfrac{{3\sqrt 3 {R^2}}}{4} = 27\sqrt 3 \,\ cm^2 .\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập hay và khó chương góc với đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập vận dụng cao từ các đề thi chuyên Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập ôn tập chương 7 Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Tứ giác nội tiếp Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Cung chứa góc Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Góc có đỉnh bên trong đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Góc nội tiếp Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Góc ở tâm- Số đo cung Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 8 Toán 9
- Trắc nghiệm Bài 3: Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu Toán 9
- Trắc nghiệm Bài 2: Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích hình nón Toán 9
- Trắc nghiệm Bài 1: Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ Toán 9
- Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 7 Toán 9