Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ>
Tóm tắt mục II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Mục 1
1. Chủ trương của Đảng:
- Xác định kẻ thù trước mắt: bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai.
- Nhiệm vụ trước mắt: Tạm hoãn các khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
=> Chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Lực lượng cách mạng: Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936), (tháng 3-1938, đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Nhằm tập hợp lực lượng đông đảo nhân dân chống phát xít và tay sai phản động.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Đấu tranh chính trị hòa bình dưới hình thức hợp pháp công khai.
Mục 2
2. Diễn biến phong trào dân chủ 1936 - 1939
a) Phong trào đấu tranh chính trị:
- Phong trào Đông Dương đại hội (1936): vận động thành lập ủy ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và Toàn quyền Đông Dương (1936), nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đã diễn ra sôi nổi.
- Các phong trào đấu tranh công khai của quần chúng diễn ra mạnh mẽ nhất là ở thành phố lớn, khu mỏ và đồn điền cao su trong Nam ngoài Bắc. Tiêu biểu:
+ Cuộc Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936).
+ Cuộc bãi công của công ty xe lửa Trường Thi (Vinh, 7/1937).
+ Cuộc mít tinh của 2,5 vạn người ở khu Đấu xảo (Hà Nội),...
Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo (Hà Nội)
b) Phong trào đấu tranh báo chí:
- Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, các đoàn thể ra đời (Tiền phong, Dân chúng, Bạn dân, Nhành lúa,...).
- Một số sách chính trị phổ thông được lưu hành rộng rãi, đặc biệt cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình.
c) Phong trào đấu tranh nghị trường:
- Đây là hình thức đấu tranh mới mẻ, Đẩng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã cử người tranh cử vào một số cơ quan: Viện dân chủ Bắc Kì, Trung Kì, Hội đồng quản hạt Nam Kì,...
- Từ cuối năm 1938 phong trào thu hẹp và đến 9 - 1939 thì chấm dứt.
ND chính
Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: chủ trương của Đảng và các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong những năm 1936 - 1939. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Loigiaihay.com
- Ý nghĩa của phong trào
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Tình tình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 - 1939?
- Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 - 1939
- Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)