Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước>
Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
I. Đấu tranh chống địch “bình định – lấm chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Ngày 29-2-1973, Quân Mĩ rút khỏi nước ta nhưng vẫn để lại 2 vạn cố vấn Mĩ.
- Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri bằng chiến lược “tràn ngập lãnh thổ” và “bình định - “lấn chiếm”.
- Ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Do địch phá hoại trắng trợn, có hệ thống, ta buộc phải cầm súng chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.
- Ngày 7-1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nên rõ nhiệm vụ cách mạng miền Nam là: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Cuối 1974, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14-Phước Long (từ 12-12-1974 đến 6-1-1975), giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.
- Trong lúc đó, tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đòi sống và tăng nguồn dự trữ chiến lược.
II. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Trên cơ sở dự đoán thời cơ, cuối 1974 đầu 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch 2 năm nhưng lại nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975" bằng “cuộc Tổng công kích – tổng khởi nghĩa”.
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Đầu 1975, khi thời cơ đến nhanh, hết sức thuận lợi, Bộ Chính trị kịp thời quyết định thực hiện cuộc Tổng tiến công (tổng công kích) và nổi dậy.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra gần 2 tháng (từ 4-3 đến 2-5-1975) bằng ba chiến dịch tấn công lớn của lực lượng vũ trang có lực lượng quần chúng nổi dậy phối hợp:
- Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975)
+ 10-3-1975: Tấn công Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giải phóng thị xã
+14-3-1975: Địch rút khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.
+ 24-3-1975: Tây Nguyên hoàn toàn giải phỏng.
- Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21-3 đến 3-4-1975)
+ 26-3-1975: Giải phóng Huế.
+ 29-3-1975: Giải phóng Đà Nẵng.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (9-4 đến 2-5-1975)
+ 21-4-1975: Giải phóng Xuân Lộc.
+ Chiều 21-4: Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
+ 17 giờ ngày 26-4-1975: 5 cánh quân tiến về Sài Gòn.
+ 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, chiến địch Hồ Chí Minh toàn thắng.
+ Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
III. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
1. Ý nghĩa lịch sử
* Đối với dân tộc:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.
- Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kè thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.
- Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, gíứp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.
- Sau Hiệp định Pa-ri năm 1975 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Nêu kết quả và ý nghĩa của từng nhiệm vụ mà miền Bắc thực hiện
- Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
- Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)