Bài 2.18 trang 71 SBT hình học 11


Giải bài 2.18 trang 71 sách bài tập hình học 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác SAB và I là trung điểm của AB. Lấy điểm M trong đoạn AD sao cho AD = 3AM...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(SAB\) và \(I\) là trung điểm của \(AB\). Lấy điểm \(M\) trong đoạn \(AD\) sao cho \(AD = 3AM\).

LG a

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SBC)\).

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có \(S=(SAD)\cap (SBC)\)

\(\left\{ \begin{array}{l}AD \subset (SAD)\\BC \subset (SBC)\\AD\parallel BC\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow (SAD)\cap (SBC)=Sx\);

\(Sx\parallel AD\parallel BC\).

LG b

Đường thẳng qua \(M\) song song với \(AB\) cắt \(CI\) tại \(N\). Chứng minh rằng \(NG\parallel \left( {SC{\rm{D}}} \right)\).

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý Talet.

Sử dụng tính chất: Nếu đường thẳng \(d\) không nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và \(d\) song song với đường thẳng \(d’\) nằm trong \((\alpha)\) thì \(d\) song song \((\alpha)\).

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(MN\parallel AI\parallel CD\) theo định lý Talet ta được \(\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{AM}{AD}=\dfrac{1}{3}\).

Mặt khác: \(G\) là trọng tâm tam giác \(SAB\) nên \(\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3}\).

Suy ra: \(\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3}\).

Theo định lý Talet ta được \(GN\parallel SC\) mà \(SC\subset (SCD)\).

\(\Rightarrow GN\parallel (SCD)\).

LG c

Chứng minh rằng \(MG\parallel \left( {SC{\rm{D}}} \right)\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý Talet.

Sử dụng tính chất: Nếu đường thẳng \(d\) không nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và \(d\) song song với đường thẳng \(d’\) nằm trong \((\alpha)\) thì \(d\) song song \((\alpha)\).

Lời giải chi tiết:

Gọi \(K=IM\cap CD\) \(\Rightarrow K\in CD\) \(\Rightarrow K\in (SCD)\) \(\Rightarrow SK\subset (SCD)\)

Ta có \(MN\parallel CD\)

Theo Talet ta có \(\dfrac{MN}{CK}=\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{1}{3}\)

\(\Rightarrow \dfrac{IM}{IK}=\dfrac{1}{3} \)

Mà \(G\) là trong tâm tam giác \(SAB\) nên \(\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3} \)

Suy ra \(\dfrac{IM}{IK}=\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3} \)

\(\Rightarrow GM\parallel SK\) mà \(SK\subset (SCD)\).

Nên \(GM \parallel (SCD)\).

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 2.19 trang 71 SBT hình học 11

    Giải bài 2.19 trang 71 sách bài tập hình học 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD, đáy lớn là AD và AD = 2BC. Gọi O là giao điểm của AC và BD, G là trọng tâm của tam giác SCD...

  • Bài 2.20 trang 71 SBT hình học 11

    Giải bài 2.20 trang 71 sách bài tập hình học 11.Cho tứ diện ABCD. Qua điểm M nằm trên AC ta dựng một mặt phẳng (α) song song với AB và CD. Mặt phẳng này lần lượt cắt các cạnh BC, BD và AD tại N, P và Q...

  • Bài 2.21 trang 72 SBT hình học 11

    Giải bài 2.21 trang 72 sách bài tập hình học 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. M là một điểm di động trên đoạn AB.một mặt phẳng...

  • Bài 2.17 trang 71 SBT hình học 11

    Giải bài 2.17 trang 71 sách bài tập hình học 11. Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Gọi O là giao điểm của AC và BD, O’ là giao điểm của AE và BF...

  • Bài 2.16 trang 71 SBT hình học 11

    Giải bài 2.16 trang 71 sách bài tập hình học 11. Cho tứ diện ABCD. Gọi G1 và G2 lần lượt là trọng tâm của tam giác ACD và BCD. Chứng minh rằng G1G2 song song với các mặt phẳng (ABC) và (ABD).

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí