Bài 17.1, 17.2 , 17.3, 17.4, 17.5 trang 40 SBT Hóa học 10


Giải bài 17.1, 17.2 , 17.3, 17.4, 17.5 trang 40 sách bài tập Hóa học 10. 17.2. Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa -khử?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 17.1.

Cho phản ứng oxi hóa khử sau: \(Mn{O_2} + 4HCl\xrightarrow{{}}MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\)

Chọn chất và quá trình tương ứng ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp

Cột I

Cột II

a) Chất oxi hóa….

b) Chất khử…

c) Sự oxi hóa…

d) Sự khử...

1) \(C{l^ - }\)

2) \(M{n^{2 + }}\)

3) \(C{l^0}\)

4) \(M{n^{ + 4}}\)

5) \(C{l^ - } \to C{l^0} + 1e\)

6) \(M{n^{ + 4}} + 2e \to M{n^{ + 2}}\)

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử. Tại đây.

Lời giải chi tiết:

Chất oxi hóa là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng => a-4

Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng => b-1

Sự oxi hóa là sự nhường e => c-5

Sự khử là sự nhận e => d-6

Câu 17.2.

Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử?

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí (sủi bọt)

C. Màu sắc của các chất thay đổi

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử. Tại đây.

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

=> Chọn D

câu 17.3.

Trong phản ứng: \(C{l_2} + {H_2}O \to HCl + HClO\), các nguyên tử Cl

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của Cl trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng => Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm => Chất oxi hóa, bị khử

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({\mathop {Cl_2}\limits^0} + {H_2}O \to H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + H\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O\)

Số oxi hóa của Cl vừa tăng, vừa giảm => Cl vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

=> Chọn C

Câu 17.4.

Trong phản ứng: \(2Na + C{l_2} \to 2NaCl\), các nguyên tử Na

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của Na trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng => Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm => Chất oxi hóa, bị khử

Lời giải chi tiết:

Ta có: 

\(2\mathop {Na}\limits^0  + C{l_2}\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl\)

Số oxi hóa của Na tăng => Na bị oxi hóa

=> Chọn A

Câu 17.5.

Cho phản ứng: \({M_2}{O_x} + HN{O_3} \to M{(N{O_3})_3} + ...\)Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là

A. x = 1                           B. x = 2.   

C. x = 1 hoặc x =2           D. x = 3.

Phương pháp giải:

Phản ứng trao đổi không có sự thay đổi số oxi hóa

Lời giải chi tiết:

Để phản ứng thuộc phản ứng trao đổi thì số oxi hóa của M không đổi

Số oxi hóa của M sau phản ứng là +3 => x = 3

=> Chọn D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí