Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 10
Đề bài
Câu 1. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1; v2. Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?
A. \(\overrightarrow p = 2m{\overrightarrow v _1}\)
B. \(\overrightarrow p = 2m{\overrightarrow v _2}\)
C. \(\overrightarrow p = m{\overrightarrow v _1} + m{\overrightarrow v _2}\)
D. \(\overrightarrow p = m\left( {{{\overrightarrow v }_1} + {{\overrightarrow v }_2}} \right)\)
Câu 2. Động năng được tính bằng biểu thức nào sau đây ?
A. Wđ\( = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
B. Wđ \( = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
C. Wđ \( = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)
D. Wđ \( = \dfrac{1}{2}mv\)
Câu 3. Công thức nào sau đây là công thức tình cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi ?
A. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + 2k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
B. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mgz\)
C. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + \dfrac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\)
D. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + 2k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Câu 4. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là
A. W = Wđ + Wt = const
B. W = Wđ - Wt = const
C. W = Wđ + Wt = mgh
D. W = Wđ + Wt = -kx
Câu 5. Quả cầu nhôm có khối lượng m1 = 800 g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu có khối lượng m2 = 200 g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu nhập làm một. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là
A. 800 m/s B. 8 m/s
C. 80 m/s D. 0,8 m/s
Câu 6. Một gàu nước khối lượng 10 k g được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất cảu lực kéo là
A. 3 W B. 4 W
C. 5 W D. 6 W
Câu 7. Một quả cầu khối lượng 500 g, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)
A. 22 m/s B. 20 m/s
C. 18 m/s D. 20 m/s
Câu 8. Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 0,9 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên tới độ cao h’ = 1,35 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua qua sự mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị bằng bao nhiêu ?
A. 3 m/s C. 3,5 m/s
C. 0,3 m/s D. 0,25 m/s
Câu 9. Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 9 cm, độ cứng là 10 N/m. Lúc lò xo bị nén chỉ còn dài 6 cm thì có thể bắn lên theo phương thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên tới độ cao h bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,5 m B. 15 m
C. 2,5 m D. 1,5 m
Câu 10. Một lượng khí có thể tích không đổi. Nếu nhiệt độ T được làm tăng lên gấp ba thì áp suất của chất khí sẽ
A. tăng gấp ba lần
B. giảm gấp ba lần
C. giảm đi sáu lần
D. tăng gấp sáu lần
Câu 11. Một khối khí biến đỏi từ trạng thái có áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối (p1, V1, T1) sang trạng thái (p2, V2, T2). Quá trình nào sau đây không thể xảy ra ?
A. p2 > p1; V2 > V1; T2 > T1
B. p2 < p1; V2 < V1; T2 < T1
C. p2 > p1; V2 = V1; T2 > T1
D. p2 < p1; V2 < V1; T2 > T1
Câu 12. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. \(\dfrac{{pV}}{T}\) = hằng số
B. \(\dfrac{{VT}}{p}\)= hằng số
C. \(\dfrac{{pT}}{V}\) = hằng số
D. \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 13. Đường nào sau đây không phải là đường đẳng nhiệt ?
Câu 14. Một lượng khí ở nhiệt độ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là
A. 2,00 m3 B. 0,50 m3
C. 0,14 m3 D. 1,8 m3
Câu 15. Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng
B. tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trinhg chuyển nhiệt và thực hiện công
C. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
D. tổng đông năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 16. Câu nào sau đây nói về tương tác phân tử là không đúng ?
A. lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau
B. lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử
C. lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử
D. lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử
Câu 17. Hệ thức nào sau đây của nguyên lí I NĐLH là đúng ?
A. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
B. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
C. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ nội năng của hệ, A là công
D. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng cung cấp, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
Câu 18. Biết 10 g chì khi truyền nhiệt 260 J, tăng nhiệt từ 15oC đến 35oC. Nhiệt dung riêng của chì là
A. 135 J/kg.K
B. 130 J/kg.K
C. 260 J/kg.K
D. 520 J/kg.K
Câu 19. Một động cơ nhiệt thực hiện công 30 kJ. Nó nhả cho nguồn lạnh nhiệt lượng 120 kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt là
A. 12 % B. 24 %
C. 40 % D. 20 %
Câu 20. Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 21. Dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn được gọi là
A. biến dạng kéo
B. biến dạng nén
C. biến dạng đàn hồi hoặc biến dạng dẻo
C. biến dạng cơ
Câu 22. Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm
D. chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông
Câu 23. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt độ nóng chảy ?
A. nhiệt độ nóng chay của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy
B. đơn vị của nhiệt nóng chảy là jun (J)
C. các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau
D. nhiệt nóng chảy tính bằng công thức \(Q = \lambda m\) , trong đó \(\lambda \) là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật
Câu 24. Nếu nung nóng không khí thì
A độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng
B. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối giảm
C. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối tăng
D. độ ẩm tuyệt đối tăng và độ ẩm tương đối không đổi
Câu 25. Một sợi dây bàng đồng thai dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực có 25 N thì nó dãn ra một đoàn bằng 4 mm. Suất Y – âng của đồng thau có giá trị là
A. E = 8,95.109 Pa
B. E = 8,95.1010 Pa
C. E = 8,95.1011 Pa
D. E = 8,95.1012 Pa
Câu 26. Một vòng dây kim loại có đường kình 8 cm được dìm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo đượng lực phải tác dụng thêm do lực căng bền mặt là 9,2.10-3. Hệ số căng bề mặt cảu dầu trong chậu là giá trị nào sau đây ?
A. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 3}}\,\,N/m\)
B. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 4}}\,\,N/m\)
C. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 5}}\,\,N/m\)
C. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 6}}\,\,N/m\)
Câu 27. Ở 25oC, không khí có độ ẩm tỉ đối là 55,65%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí là
A. 17,5 g/m3; 20oC
B. 21,4 g/m3; 25oC
C. 9,2 g/m3; 10oC
D. 12,8 g/m3; 15oC
Câu 28. Một ống mao dẫn hở cả hai đầu, có bán kính r = 1 mm được nhúng thẳng đứng trong nước. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m, lấy g = 9,8 m/s2. Chiều cao cột nước dâng lên trong ống mao dẫn là
A. 150 mm B. 15 mm
C. 30 mm D. 7,5 mm
Câu 29. Chọn phát biểu sai
A. sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng
B. nhiệt độ ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy
C. nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất nhưng không phụ thuộc vào áp suất ngoài
D. chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Câu 30. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước đá lad 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 4 kg lên 20oC là
A. 16,96.10-5 J B. 16,96.102 J
C. 16,96.105 J D. 16,96.103 J
Lời giải chi tiết
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
A |
A |
A |
B |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
D |
Câu |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
B |
B |
D |
A |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
B |
Câu |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
A |
D |
B |
C |
C |
Giải chi tiết
Câu 1. C
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. B
Ta có: \({m_1}{v_1} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)v \)
\(\Rightarrow v = \dfrac{{{m_1}{v_1}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{{0,8.10}}{{0,8 + 0,2}} \)\(\,= 8\,\,m/s\)
Câu 6. C
Ta có: \(A = Ph = mgh = 10.10.5 = 500\,\,J\)
Suy ra: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{500}}{{100}} = 5\,\,{\rm{W}}\)
Câu 7. B
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
Wt = Wđ \( \Rightarrow mgh = \dfrac{{m{v^2}}}{2} \)
\(\Rightarrow v = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.10.20} = 20\,\,m/s\)
Câu 8. A
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
\(mgh + \dfrac{{mv_0^2}}{2} = mgh'\)
\(\Rightarrow {v_0} = \sqrt {2mg\left( {h' - h} \right)} \)
Thay số ta có \({v_0} = 3\,\,m/s\)
Câu 9. D
Ta có: \(\dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} = mgh \)
\(\Rightarrow h = \dfrac{{k{{\left( {\Delta l} \right)}^2}}}{{2mg}}\)
Đôi đơn vị và tahy số ta có: h = 1,5 m
Câu 10. A
Câu 11. D
Câu 12. A
Câu 13. A
Câu 14. B
Áp dụng phương trình đẳng nhiệt:
\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \)
\(\Rightarrow {V_2} = \dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \dfrac{{1.2}}{4} = 0,5\,\,{m^3}\)
Câu 15. D
Câu 16. C
Câu 17. B
Câu 18. B
\(Q = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\)
\(\Rightarrow c = \dfrac{Q}{{m\left( {{t_2} - {t_1}} \right)}} = \dfrac{{260}}{{m\left( {{t_2} - {t_1}} \right)}} \)\(\,= \dfrac{{260}}{{0,1.20}} = 130\,\,J/kg.K\)
Câu 19. D
Câu 20. A
Câu 21. D
Câu 22. A
Câu 23. C
Câu 24. B
Câu 25. B
Ta có: \({F_k} = k\Delta l = ES\dfrac{{\Delta l}}{{{l_0}}} \)
\(\Rightarrow E = \dfrac{{{F_k}{l_0}}}{{S.\Delta l}}\)
Đổi đơn vị và thay số ta có: \(E = 8,{95.10^{10}}\,\,Pa\)
Câu 26. A
Ta có: \({F_c} = \sigma .2L = \sigma .2\pi D \)
\(\Rightarrow \sigma = \dfrac{{{F_c}}}{{2\pi D}} = \dfrac{{9,{{2.10}^{ - 3}}}}{{2.3,{{4.8.10}^{ - 2}}}} \)\(\,= 18,{4.10^{ - 3}}\,N/m\)
Câu 27. D
Ở 25oC, không khí có độ ẩm cực đại là 23 g/m3
Ta có: \(f = \dfrac{a}{A}\)
\(\Rightarrow a = fA = 0,5565.23 = 12,8\,\,g/{m^3}\)
Câu 28. B
Theo công thức: \(h = \dfrac{{4\sigma }}{{\rho gd}} = \dfrac{{{{2.73.10}^{ - 3}}}}{{1000.9,{{8.10}^{ - 3}}}} \approx 0,015\)\(\, = 15\,\,mm\)
Câu 29. C
Câu 30. C
\(Q = m\lambda + mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right) \)
\(\;\;\;\;= 4.3,{4.10^{ - 5}} + 4.4200.20 \)
\(\;\;\;\;= 13,{6.10^5} + 3,{36.10^5} = 16,{96.10^5}\,\,J\)
Loigiaihay.com
- Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10
- Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10
- Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 01 có lời giải chi tiết