Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ \(4,{18.10^3}J/(kg.K)\). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là:

  • A \({10.10^4}J\)
  • B \(33,{44.10^4}J\)  
  • C \({8.10^4}J\)  
  • D \({32.10^3}J\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng cần cung cấp là:

\(\begin{array}{l}Q = mc\Delta t = 1.4,{18.10^3}.\left( {100 - 20} \right) = 334400\\ = 33,{44.10^4}J\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  • A áp suất
  • B nhiệt độ tuyệt đối
  • C khối lượng
  • D Thể tích

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.

Lời giải chi tiết:

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là: áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nội năng của khối khí phụ thuộc vào:

  • A khối lượng và thể tích
  • B áp suất và thể tích
  • C áp suất, nhiệt độ
  • D thể tích và nhiệt độ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về nội năng.

Lời giải chi tiết:

Nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: \(U = f\left( {T,V} \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:

  • A \({{\rm{W}}_t} = mg\)
  • B  \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}mg\)  
  • C \({{\rm{W}}_t} = mgz\)  
  • D \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}mgz\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thế năng trọng trường: Wt = mgz

Lời giải chi tiết:

Thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức: Wt = mgz

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 300K và áp suất 105 PA. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 450K thì áp suất trong bình sẽ là:

  • A 2. 105 Pa
  • B 2,5. 105 Pa  
  • C 1,5. 105 Pa  
  • D 3. 105 Pa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Sác-lơ: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Vận dụng biểu thức định luật Sác-lơ: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\), ta có:

\(\frac{{{{10}^5}}}{{300}} = \frac{{{p_2}}}{{450}} \Leftrightarrow {p_2} = \frac{{{{10}^5}.450}}{{300}} = 1,{5.10^5}Pa\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10m là:

  • A A = 1275 J
  • B A = 750 J  
  • C A = 150 J  
  • D A = 6000 J

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính công: \(A = F.s.\cos \alpha \)

Lời giải chi tiết:

Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10m là:

\(A = F.s.\cos \alpha  = 150.10.\cos 60 = 750J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật

  • A chuyển động cong đều
  • B chuyển động với gia tốc không đổi
  • C chuyển động thẳng đều
  • D chuyển động tròn đều

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về chuyển động thẳng đều.

Động năng của một vật được xác định: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

- Động năng của một vật được xác định: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

=> Động năng không đổi khi vận tốc v không đổi => vật phải chuyển động đều => gia tốc của vật bằng 0.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:

  • A V2 = 7 lít
  • B V2 = 10 lít  
  • C V2 = 9 lít  
  • D V2 = 8 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Lời giải chi tiết:

Vận dụng biểu thức định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\), ta có:

\({10^5}.10 = 1,{25.10^5}{V_2} \Leftrightarrow {V_2} = \frac{{{{10}^5}.10}}{{1,{{25.10}^5}}} = 8\left( l \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình:

  • A Đẳng nhiệt
  • B Đoạn nhiệt  
  • C Đẳng tích  
  • D Đẳng áp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về các đẳng quá trình.

Lời giải chi tiết:

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình:

  • A Đẳng tích
  • B Đẳng áp  
  • C Đoạn nhiệt  
  • D Đẳng nhiệt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về các đẳng quá trình.

Lời giải chi tiết:

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng áp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn câu đúng.

  • A Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa hoàn toàn nhiệt lượng nhận đượng thành công
  • B Cơ năng không thể tự chuyển hóa thành nội năng
  • C Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch
  • D Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hóa một phần nhiệt lượng nhạn được thành công

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết các nguyên lí của nhiệt động lực học.

Lời giải chi tiết:

- Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

- Cơ năng có thể chuyển hóa thành nội năng bằng cách thực hiện công.

- Quá trình truyền nhiệt là quá trình không thuận nghịch.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40cm3 khí ôxi ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 150mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là:

  • A 30 cm3
  • B 20 cm3  
  • C 10 cm3  
  • D 40 cm3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = {\mathop{\rm co}\nolimits} n{\rm{s}}t\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng cho 2 trạng thái ta có:

\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{{750.40}}{{300}} = \frac{{1500.{V_2}}}{{150}}\)

\( \Leftrightarrow {V_2} = 10c{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hiện tượng mực chất lỏng bên trong ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống gọi là hiện tượng

  • A mao dẫn   
  • B dính ướt
  • C căng bề mặt của chất lỏng  
  • D không dính ướt

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng mực chất bên trong các ống dẫn có đường kính nhỏ luôn dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Biết hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là \(\sigma  = 0,040N/m\), lực căng bề mặt tác dụng lên một vòng kim loại chu vi 50mm có màng xà phòng ở giữa bằng:

  • A f = 0,004 N
  • B f = 0,003 N  
  • C f = 0,001 N  
  • D f = 0,005 N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính lực căng bề mặt tác dụng lên vòng: \(f = \sigma 2\pi d\)

Lời giải chi tiết:

Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng kim loại là:

\(f = \sigma 2\pi d = 0,{04.2.50.10^{ - 3}} = 0,004N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chọn phát biểu đúng. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là:

  • A Công cơ học  
  • B Công phát động   
  • C Công cản  
  • D Công suất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về Công và công suất.

Lời giải chi tiết:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Lò xo có độ cứng k = 200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo giãn 0,02m thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:

  • A 200 J
  • B 100 J  
  • C 400 J  
  • D 0,04 J

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết:

Thế năng đàn hồi:

\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} = \frac{1}{2}.200.0,{02^2} = 0,04J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 20 m/s. Động năng của ô tô có giá trị:

  • A 51,84.105 J  
  • B 2.105 J  
  • C 2.104 J  
  • D 25,92.105 J

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Động năng của ô tô có giá trị là:

\({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}{.1000.20^2} = {2.10^5}J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 20 m/s. Động lượng của hòn đá có giá trị:

  • A p = 100 kg.m/s
  • B p = 4 kg.m/s
  • C p = 360 kg.m/s
  • D p = 360 N.s

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động lượng: \(p = mv\)

Lời giải chi tiết:

Động lượng của hòn đá là:

\(p = mv = 5.20 = 100kg.m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng

  • A giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định
  • B làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng
  • C làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng
  • D giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về lực căng bề mặt của chất lỏng.

Lời giải chi tiết:

Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Động lượng là đại lượng vectơ:

  • A Cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc
  • B Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc \(\alpha \) bất kì
  • C Có phương vuông góc với vectơ vận tốc
  • D Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về động lượng.

Lời giải chi tiết:

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

  • A Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình
  • B Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình
  • C Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
  • D Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết và chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Lời giải chi tiết:

Phân loại chất rắn:

- Chất rắn kết tinh

- Chất rắn vô định hình

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là

  • A tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
  • B nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
  • C tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công
  • D tổng động năng và thế năng của vật

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa nội năng.

Lời giải chi tiết:

Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nội năng của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?

  • A Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
  • B Giữa các phân tử có khoảng cách
  • C chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
  • D chuyển động không ngừng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.

Lời giải chi tiết:

Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một thước thép ở 200C có độ dài 1m, hệ số nở dài của thép là \(\alpha  = {11.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\). Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm là:

  • A 4,2mm
  • B 3,2mm  
  • C 2,4mm  
  • D 0,22mm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Độ nở dài của thước thép là:

\(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t = {11.10^{ - 6}}.1.\left( {40 - 20} \right) = 2,{2.10^{ - 4}}m = 0,22mm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Công suất trung bình của lực kéo bằng

  • A 6W
  • B 7W  
  • C 5W  
  • D 4W

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s.\cos \alpha }}{t}\)

Lời giải chi tiết:

1 phút 40 giây = 100 giây

Công suất trung bình của lực kéo bằng:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{10.10.5}}{{100}} = 5{\rm{W}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

  • A không xác định
  • B không bảo toàn
  • C bảo toàn
  • D biến thiên

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết định luật bảo toàn động lượng.

Lời giải chi tiết:

Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Người ta thực hiện 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J, độ biến thiên nội năng của khí là:

  • A 80J
  • B 20J  
  • C 100J
  • D 130J

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(\Delta U = A + Q\)

Lời giải chi tiết:

Hệ khí nhận công => A = 100J

Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J => Q = -20 J

\( \Rightarrow \Delta U = A + Q = 100 - 20 = 80J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là:

  • A Đồng hồ bấm giây
  • B Rơle nhiệt
  • C Ampe kế nhiệt
  • D Nhiệt kế kim loại

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về sự nở vì nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là đồng hồ bấm giây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

a) Một khối khí lý tưởng biến đổi trạng thái theo một chu trình như hình vẽ. Hãy gọi tên các quá trình.

b) Ở 270C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Nếu áp suất không đổi, thì thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 1270C là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về các đẳng quá trình.

Vận dụng biểu thức định luật Gay-lussac: \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

a)

Từ hình vẽ ta có:

- Quá trình 1 – 2: đẳng nhiệt

- Quá trình 2 – 3: đẳng tích (do \(\frac{p}{T} = {\mathop{\rm co}\nolimits} n{\rm{s}}t \Rightarrow p = aT\) => đồ thị là một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ).

- Quá trình 3 – 1: đẳng áp

b)

Vận dụng biểu thức định luật Gay-lussac: \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\), ta có:

\(\frac{6}{{27 + 273}} = \frac{{{V_2}}}{{127 + 273}} \Rightarrow {V_2} = 8\left( l \right)\)

Vậy V2 = 8 lít

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một vật m1 = 1 kg đến chuyển động với vận tốc 4 m/s đến va chạm mềm với vật m2 = 3 kg đang chuyển động cùng hướng trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn với vận tốc 1m/s.

a) Tính động lượng của vật m2 trước khi va chạm.

b) Tính vận tốc của hai vật ngay sau va chạm.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động lượng: p =mv

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng.

Lời giải chi tiết:

- Trước va chạm ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {m_1}{v_1} = 1.4 = 4kg.m/s\\{p_2} = m{v_2} = 3.1 = 3kg.m/s\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow {p_t} = {p_1} + {p_2} = 4 + 3 = 7kg.m/s\)

- Sau va chạm:

\({p_s} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V = \left( {1 + 3} \right)V = 4V\)

- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

\({p_t} = {p_s} \Leftrightarrow 7 = 4V \Leftrightarrow V = 1,75m/s\)

Vậy:

a) \({p_2} = 3kg.m/s\)

b) V = 1,75 m/s

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Một bình thủy tinh chứa đầy 200 cm3 thủy ngân ở 00C. Hỏi khi nhiệt độ tăng đến 500C thì thể tích thủy ngân tràn ra bằng bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của thủy tinh là \({\alpha _1} = {9.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\), hệ số nở khối của thủy ngân là \(\beta  = 1,{82.10^{ - 4}}.{K^{ - 1}}\).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t\) với \(\beta  = 3\alpha \)

Lời giải chi tiết:

Độ tăng dung tích của bình thủy tinh là:

\(\Delta {V_1} = {\beta _1}{V_0}\Delta t = 3{\alpha _1}{V_0}\Delta t\)

Độ tăng thể tích của thủy ngân là:

\(\Delta {V_2} = {\beta _2}{V_0}\Delta t\)

Thể tích thủy ngân tràn ra là:

\(\Delta V = \Delta {V_2} - \Delta {V_1} = \left( {{\beta _2} - 3{\alpha _1}} \right){V_0}\Delta t\)

\( \Rightarrow \Delta V = \left( {1,{{82.10}^{ - 4}} - {{3.9.10}^{ - 6}}} \right){.200.10^{ - 6}}.\left( {50 - 0} \right)\)

\( \Rightarrow \Delta V = 1,{55.10^{ - 6}}{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Cho cơ hệ gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 120N/m, một đầu gắn với điểm cố định, một đầu gắn với vật có khối lượng m = 100g, vật có thể trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát \(\mu  = 0,6\). Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo nén 12cm rồi thả ra không vận tốc ban đầu. Xác định độ dãn cực đại của lò xo và tốc độ cực đại của vật sau đó.

Phương pháp giải:

Biến thiên thế năng bằng công của ngoại lực: \(\Delta {{\rm{W}}_t} = {A_{m{\rm{s}}}}\)

Lời giải chi tiết:

Biến thiên thế năng bằng công của ngoại lực: \(\Delta {{\rm{W}}_t} = {A_{m{\rm{s}}}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}k{\left( {\Delta {l_2}} \right)^2} - \frac{1}{2}k{\left( {\Delta {l_1}} \right)^2} =  - {F_{m{\rm{s}}}}.\left( {\Delta {l_1} + \Delta {l_2}} \right)\) (lực ma sát ngược chiều chuyển động)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}k(\Delta {l_2} + \Delta {l_1}).\left( {\Delta {l_2} - \Delta {l_1}} \right) =  - {F_{m{\rm{s}}}}.\left( {\Delta {l_1} + \Delta {l_2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}k\left( {\Delta {l_2} - \Delta {l_1}} \right) =  - \mu mg\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}k\left( {\Delta {l_2} - 0,12} \right) =  - 0,6.0,1.10\)

\( \Leftrightarrow \Delta {l_2} = 0,11m = 11cm\)

Vận tốc cực đại tại vị trí \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{dh}} \Rightarrow \Delta {l_0} = \frac{{{F_{m{\rm{s}}}}}}{k} = \frac{{0,6.0,1.10}}{{120}} = 0,005m\)

\({v_{\max }} = \sqrt {\frac{{k{{\left( {\Delta {l_1} - \Delta {l_0}} \right)}^2}}}{m}}  = \sqrt {\frac{{120.{{(0,12 - 0,005)}^2}}}{{0,1}}}  = 2,3\sqrt 3 m/s\)

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Xem ngay

Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu

Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Bắc Ninh

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thạnh Tây

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thạnh Tây với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Hưng Hòa

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Hưng Hòa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Trần Phú

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Trần Phú với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.