

Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?>
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD
Đề bài
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 96, 97 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn chồng chất:
* Giặc ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
* Khó khăn trong nước:
- Về chính trị:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.
+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.
+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.
- Về kinh tế:
+ Chủ yếu là nông nghiệp vố đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.
- Về tài chính:
+ Ngân sách nước nhà trống rỗng.
+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hang Đông Dương.
+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.
⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.
- Khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là giặc ngoại xâm và nội phản.
Loigiaihay.com


- Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 nhằm mục đích gì?
- Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử này
- Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?
- Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai
- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)