Lý thuyết Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)>
Lý thuyết Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)
I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941)
1. Bối cảnh lịch sử:
* Thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô.
- Trong thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn dầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.
* Trong nước:
- Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn hao giờ hết.
- Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941) đã chủ trương:
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
+ Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là Việt Minh.
* Hoạt động của Mặt trận Việt Minh
- Xây dựng lực lượng cách mạng:
+ Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai: Các đội du kích đã thống nhất thành đội Cứu quốc quân và phát động chiến tranh du kích, sau phân tán nhỏ để gây cơ sở trong quần chúng,
+ Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào Mặt trận cứu quốc.
- Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản một số tờ báo để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng.
- Tiến lên đấu tranh vũ trang:
+ Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa.
+ Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
+ Lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị phát triển mạnh, hỗ trợ cho nhau, góp phần mở rộng căn cứ cách mạng trong cả nước.
II. Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
1. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)
- Cuối 1944 đầu 1945, chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc. Trên chiến trường châu Âu, phát xít Đức bị quét khỏi lãnh thổ Liên Xô, nhiều nước Đông Âu được giải phóng. Béclin sắp thất thủ, nước Pháp được giải phóng.
- Ở Mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn vì những đòn tấn công của Anh, Mĩ.
- Ở Đông Dương: Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị chờ quân đồng minh vào.
- Đêm 9-3-1945, khi tình thế thất bại của phát xít Nhật gần kề, buộc Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
2. Tiến tới khởi nghĩa tháng Tám 1945
- Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng đã họp:
+ Ra bản chi thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
+ Xác định kẻ thù cụ thể lúc này là: Phát xít Nhật. Thay khẩu hiệu “đánh đổ phát xít Pháp-Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đổ phát xít Nhật”, đưa ra khẩu hiệu "thành lập chính phủ cách mạng” để chống lại chính quyền bù nhìn Nhật.
+ Hội nghị Ban thường vụ quyết định phát động một cao trào “kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Tiếp đó Mặt trận Việt Minh ra “hịch’' kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Những hoạt động tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
+ Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở thượng du và trung du miền Bắc.
+ Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.
+ Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (4-6-1945).
+ Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Một bầu không khí tiền khởi nghĩa lan rộng khắp cả nước, báo trước giờ hành động quyết định sắp tới.
- Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc "?
- Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
- Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả gì?
- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
- Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)