Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám>
Tóm tắt mục I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
Mục 1
1. Thuận lợi
Sau cách mạng tháng Tám nước ta có những thuận lợi nhất định:
- Ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước, thêm tin vào Đảng, một lòng theo Đảng và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết.
- Với khí thế thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã trưởng thành và vững vàng hơn trong đấu tranh, đặc biệt cách mạng có Đảng lãnh đạo đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mục 2
2. Khó khăn
Sau Cách mạng tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
- Nền độc lập bị đe dọa:
+ Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng, theo sau là bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền.
+ Phía Nam là quân Anh đang mở đường cho sự trở lại cho quân Pháp.
- Kinh tế:
+ Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Hậu quả của nạn đói chưa được khắc phục, lũ lụt, hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác.
+ Sản xuất đình đốn. Tài chính trống rỗng do ta chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
- Văn hóa: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mê tín dị đoan,... tràn lan.
=> Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
ND chính
Tóm tắt tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: những thuận lợi và khó khăn. |
Loigiaihay.com
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
- Bước đầu xây dựng xã hội mới
- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
- Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
- Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
- Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)