Lý thuyết sự rơi tự do


I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do

SỰ RƠI TỰ DO 

I - SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ

Quảng cáo
decumar

1. Sự rơi của các vật trong không khí.

Các vật rơi trong không khí xảy ra nhanh chậm khác nhau là do lực cản của không khí tác dụng vào chúng khác nhau.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).

- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.

Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

II - TÍNH CHẤT CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO

1. Phương, chiều:

- Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).

- Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

- Tính chất chuyển động: Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

2. Công thức của chuyển động rơi tự do

\(\left\{ \begin{array}{l}s = {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\\v = {v_0} + gt\\{v^2} - v_0^2 = 2g{\rm{s}}\end{array} \right.\)

Trong đó:

     + \(s\): quãng đường vật rơi được (m)

     + \(v\): vận tốc của vật tại thời điểm t

     + \(g\): gia tốc rơi tự do

Vật được thả rơi \({v_0} = 0\)

3. Gia tốc rơi tự do.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

+ Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau :

- Ở địa cực g lớn nhất : \(g = 9,8324m/{s^2}\)

- Ở xích đạo g nhỏ nhất : \(g = 9,7872m/{s^2}\)

+ Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy \(g = 9,8m/{s^2}\)  hoặc \(g = 10m/{s^2}\)

Video mô phỏng sự rơi của các vật khi có lực cản và không có lực cản không khí

Sơ đồ tư duy về sự rơi tự do - Vật lí 10


Bình chọn:
4.5 trên 96 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.