Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

I. Cấu trúc của hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

- Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.

- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.

+ Nhóm 2: gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

- Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của một hành tinh là khoảng thời gian để nó chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

II. Ánh sáng của các thiên thể

- Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng vì chúng thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao:

+ Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 K.

+ Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000 K, nhiệt độ bề mặt cao nhất cỡ 50000 K.

- Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.

III. Ngân Hà và hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà 26000 năm ánh sáng (cỡ 2/3 bán kính của nó).

- Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220000 m/s nhưng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

- Hình ảnh dải Ngân Hà quan sát từ Trái Đất:

Sơ đồ tư duy về hệ Mặt Trời và Ngân Hà - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo


Bình chọn:
4.4 trên 11 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí