Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thạnh Tây>
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thạnh Tây với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (6đ)
Câu 1: Một lốp ô tô chứa không khí ở 5 bar và 250C. Khi xe chạy, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 500C. Lúc này áp suất trong lốp xe bằng:
A.5,42 bar B. 3,3 bar
C. 4 bar D. 5,6 bar
Câu 2: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút
B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
C. chỉ có lực đẩy
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút
Câu 3: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức \(\Delta U = Q + A\) phải có giá trị nào sau đây?
A.Q < 0, A > 0 B. Q > 0, A < 0
C. Q > 0, A > 0 D. Q < 0, A < 0
Câu 4: Thực hiện công 100 J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20 J. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nội năng của khí tăng 80 J
B. Nội năng của khí tăng 120 J
C. Nội năng của khí giảm 80 J
D. Nội năng của khí giảm 120 J
Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không đúng về chất rắn kết tinh?
A. Có cấu trúc tinh thể
B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Có dạng hình học xác định
D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 6: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150 N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có giá trị
A.51900 J B. 30000 J
C. 15000 J D. 25980 J
Câu 7: Người ta thả rơi tự do một vật 400 g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5 m là
A.20 J B. 60 J
C. 40 J D. 80 J
Câu 8: Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ là
A.800 J B. 0,08 J
C. 8 N.m D. 8 J
Câu 9: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
A.2.105 Pa, 8 lít B. 4.105 Pa, 12 lít
C. 4.105 Pa, 9 lít D. 2.105 Pa, 12 lít
Câu 10: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích là
A.7 lít B. 8 lít
C. 9 lít D. 10 lít
Câu 11: Phân loại chất rắn theo các cách nào dưới đây?
A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình
C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
Câu 12: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định
B. có dạng hình học xác định
C. có cấu trúc tinh thể
D. có tính dị hướng.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN (4đ)
Câu 1: Một vật m = 1 kg rơi từ O không vận tốc đầu ở độ cao 120 m xuống mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính thế năng của vật so với mặt đất.
b) Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng hai thế năng?
Câu 2: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén thể tích giảm đi 3 lần và áp suất tăng lên tới 5 atm.
a) Tính nhiệt độ của khối khí cuối quá trình.
b) Giữ nguyên nhiệt độ, áp suất ở trạng thái 1, với thể tích không đổi để áp suất tăng lên tới 1 atm thì nhiệt độ lúc này là bao nhiêu?
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
1.A |
2.B |
3.B |
4.D |
5.D |
6.D |
7.D |
8.B |
9.C |
10.B |
11.A |
12.A |
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng biểu thức định luật Saclơ \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Cách giải
Trạng thái 1: \({p_1} = 5bar;{T_1} = 25 + 273 = 298K\)
Trạng thái 2: \({p_2} = ?;{T_2} = 50 + 273 = 323K\)
V = const
Áp dụng định luật Saclơ cho hai trạng thái 1 và trạng thái 2 ta được:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = \frac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{5.323}}{{298}} = 5,42Pa\)
Chọn A
Câu 2:
Phương pháp
Cách giải
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
Chọn B
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết nguyên lí I nhiệt động lực học.
Cách giải
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ nhận công
A < 0: Hệ thực hiện công
=>Nhận nhiệt Q > 0 và sinh công A < 0
Chọn B
Câu 4:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết nguyên lí I nhiệt động lực học.
Cách giải
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\).
Thực hiện công A < 0, truyền nhiệt lượng Q < 0
Suy ra: \(\Delta U = Q + A = - 20 + \left( { - 100} \right) = - 120J\)
Nội năng giảm 120 J
Chọn D
Câu 5:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về chất rắn kết tinh.
Cách giải
Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể). Do đó nó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.
Chọn D
Câu 6:
Phương pháp
Sử dụng công thức tính công \(A = F.s.\cos \alpha \)
Cách giải
Công của lực tác dụng lên xe có giá trị:
\(A = F.s.\cos \alpha = 150.200.\cos 30 = 25980J\)
Chọn D
Câu 7:
Phương pháp
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
Cách giải
Cơ năng tại B: \({{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_t} = mgh \\= 0,4.10.20 = 80J\) (thả vật rơi tự do nên động năng tại B bằng 0)
Cơ năng được bảo toàn nên \({{\rm{W}}_C} = {{\rm{W}}_B} = 80J\)
Chọn D
Câu 8:
Phương pháp
Sử dụng biểu thức thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Cách giải
Thế năng đàn hồi của hệ là:
\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} = \frac{1}{2}.100.0,{04^2} = 0,08J\)
Chọn B
Câu 9:
Phương pháp
Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
Cách giải
Trạng thái 1: \({p_1};{V_1};T\)
Trạng thái 2: \({p_2} = {p_1} + {2.10^5};V = {V_1} - 3;T\)
Trạng thái 3: \({p_3} = {p_1} + {5.10^5};{V_3} = {V_1} - 5;T\)
(Trong quá trình đẳng nhiệt, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích nên áp suất tăng => thể tích giảm)
Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt cho trạng thái 1 và 2 ta được:
\({p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + {{2.10}^5}} \right).\left( {{V_1} - 3} \right) \\\Leftrightarrow {p_1}{V_1} = {p_1}{V_1} - 3{p_1} + {2.10^5}{V_1} - {6.10^5}\) (1)
Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt cho trạng thái 1 và 3 ta được:
\({p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + {{5.10}^5}} \right).\left( {{V_1} - 5} \right)\\ \Leftrightarrow {p_1}{V_1} = {p_1}{V_1} - 5{p_1} + {5.10^5}{V_1} - {25.10^5}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {4.10^5}Pa\\{V_1} = 9l\end{array} \right.\)
Chọn C
Câu 10:
Phương pháp
Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
Cách giải
Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
\( \Rightarrow {V_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{{10}^5}.10}}{{1,{{25.10}^5}}} = 8l\)
Chọn B
Câu 11:
Phương pháp
Cách giải
Có 2 cách phân loại chất rắn là chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Chọn A
Câu 12:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về chất rắn vô định hình.
Cách giải
Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
Chọn A.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng biểu thức thế năng trọng trường \({W_t} = mgz\)
Sử dụng biểu thức cơ năng \(W = {W_t} + {W_d}\)
Cách giải
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
a)
Thế năng của vật ở độ cao z so với mặt đất là:
\({W_t} = mgz = 1.10z = 10z\)
Thế năng tại vị trí thả vật là:
\({W_t} = mg{h_{\max }} = 1.10.120 = 1200J\)
b)
Động năng bằng hai thế năng : \({W_d} = 2{W_t}\)
\( \Rightarrow W = {W_t} + {W_d} = {W_t} + 2{W_d} = 3{W_t}\)
\( \Leftrightarrow mg{h_{\max }} = 3mgh\\ \Leftrightarrow h = \frac{{{h_{\max }}}}{3} = \frac{{120}}{3} = 40m\)
Vậy vật có động năng bằng hai thế năng tại độ cao 40 m so với mặt đất.
Câu 2:
Phương pháp
Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng cho hai trạng thái:
\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Sử dụng biểu thức định luật Saclơ: \(\frac{p}{T} = const\)
Cách giải
a)
Trạng thái 1: \({p_1} = 0,8{\rm{a}}tm;{V_1};{T_1} = 50 + 273 = 323K\)
Trạng thái 2: \({p_2} = 5{\rm{a}}tm;{V_2} = \frac{{{V_1}}}{3};{T_2} = ?\)
Áp dụng phương trìng trạng thái khí lý tưởng cho hai trạng thái 1 và 2 ta được:
\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\\ \Rightarrow {T_2} = \frac{{{p_2}{V_2}{T_1}}}{{{p_1}{V_1}}} = \frac{{{p_2}{V_1}{T_1}}}{{3{p_1}{V_1}}} = \frac{{{p_2}{T_1}}}{{3{p_1}}} = \frac{{5.323}}{{3.0,8}} = 673K\)
b)
Trạng thái 3: \({p_3} = 1atm;{V_3} = {V_1};{T_3} = ?\)
Thể tích không đổi, áp dụng định luật Saclơ cho trạng thái 1 và 3 ta được:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_3}}}{{{T_3}}} \Rightarrow {T_3} = \frac{{{p_3}{T_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{1.323}}{{0,8}} = 403,75K\)
Kết luận:
a) 673K
b) 403,75K
Loigiaihay.com
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Bắc Ninh
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Hưng Hòa
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 - Đề số 01 có lời giải chi tiết