Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc


Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?

A.Vật thực hiện công A < 0; vật truyền nhiệt lượng Q > 0.

B. Vật nhận công A > 0; vật nhận nhiệt lượng Q > 0.

C. Vật thực hiện công A > 0; vật truyền nhiệt lượng Q < 0.

D. Vật nhận công A < 0; vật nhận nhiệt lượng Q < 0.

Câu 2: Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A.Khối lượng      B. Thể tích

C. Áp suất           D. Nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 3: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn 3 cm thế năng đàn hồi của lò xo bằng

A.0,018 J                     B. 0,036 J 

C. 1,2 J                        D. 180 J

Câu 4: Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng

A.4 kg.m/s                   B. 1 kg.m/s 

C. 0,5 kg.m/s               D. 2 kg.m/s

Câu 5: Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

A.\({{\rm{W}}_t} = g{\rm{z}}\) 

B.\({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\) 

C.\({{\rm{W}}_t} = m{\rm{z}}\) 

D.\({{\rm{W}}_t} = mg{{\rm{z}}^2}\)

Câu 6: Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?

A.Nhựa đường           B. Chất béo 

C. Thủy tinh                D. Muối ăn

Câu 7: Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng

A. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được 

B. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được

C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được

D. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được

Câu 8: Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

B. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.

C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.

D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Câu 9: Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:

A. m                             B. K  

C. 1/K                           D. 1/m

Câu 10: Nội năng của một vật bằng:

A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 11: Đơn vị của động lượng là:

A.N/s                           B. N.m 

C.Nm/s                        D. kg.m/s

Câu 12: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là:

A.nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ 

B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ 

C. đường parabol 

D. đường hypebol

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 13 (3 điểm): Một vật có khối lượng m = 2 kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.

a) Chọn mốc thế năng ở mặt đất và chiều dương hướng lên, viết biểu thức động năng và thế năng của vật tại vị trí có độ cao z so với mặt đất.

b) Tìm vị trí mà tại đó vật có động năng bằng nửa thế năng.

Câu 14 (3 điểm):

a) Quá trình đẳng tích là gì? Viết biểu thức của quá trình đẳng tích.

b) Ở 270C thể tích của một lượng khí lí tưởng là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?

Câu 15 (1 điểm): Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 300g được treo vào điểm cố định O bằng dây treo nhẹ, không dãn có chiều dài 90 cm. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ cho chuyển động. Bỏ qua ma sát. Tìm lực căng của sợi dây khi dây treo có phương thẳng đứng. 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

1.B

2.A

3.A

4.D

5.B

6.D

7.A

8.A

9.C

10.A

11.D

12.D

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết Nguyên lí I nhiệt động lực học.

Cách giải

Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:

Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng

Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng

A > 0: Hệ nhận công

A < 0: Hệ thực hiện công

Chọn B

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết các thông số trạng thái của khí lí tưởng.

Cách giải

Các thông số trạng thái của một lượng khí là: áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối.

=>Khối lượng không phải là thông số trạng thái của một lượng khí.

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng công thức tính thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Cách giải

Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

Khi lò xo dãn 3 cm = 0,03 m thế năng đàn hồi của lò xo bằng:

\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} = \frac{1}{2}.40.0,{03^2} = 0,018J\)

Chọn A

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức độ biến thiên động lượng \(\Delta p = {p_2} - {p_1}\)

Cách giải

Trọng lượng của vật \(P = mg = m.10 = 2N \Rightarrow m = 0,2kg\)

Độ biến thiên động lượng \(\Delta p = {p_2} - {p_1} = m.\left( {{v_2} - {v_1}} \right)\)

Vật rơi tự do nên \({v_1} = 0\) ; \({v_2} = gt = 10.1 = 10\) m/s

\( \Rightarrow \Delta p = m{v_2} = 0,2.10 = 2kg.m/s\)

Chọn D

Câu 5:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết thế năng trọng trường.

Cách giải

Khi đó, thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

\({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\)

Chọn B

Câu 6:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết chất rắn kết tinh:

- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

+ Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng. Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương...

+ Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: kim loại...

Cách giải

Chất rắn kết tinh là muối ăn.

Chọn D

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết nguyên lí I nhiệt động lực học.

Cách giải

Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được \(\Delta U = Q + A\)

Chọn A

Câu 8:

Phương pháp

Cách giải

Chỉ khi nào có sự biến thiên nội năng thì mới có nhiệt lương => Phát biểu không đúng là: Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

Chọn A

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết bài sự nở vì nhiệt của vật rắn.

Cách giải

Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là \({K^{ - 1}}\) hay 1/K.

Chọn C

Câu 10:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết định nghĩa nội năng.

Cách giải

Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Chọn A

Câu 11:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức động lượng \(p = mv\)

Cách giải

Ta có, biểu thức động lượng \(p = mv\)

Khối lượng m đơn vị là kg, vận tốc v đơn vị là m/s => động lượng p có đơn vị là kg.m/s.

Chọn D

Câu 12:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết định nghĩa đường đẳng nhiệt.

Cách giải

Trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

Chọn D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức động năng.

Sử dụng biểu thức thế năng trọng trường

Cách giải

a)

Chọn mốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng lên.

Tại vị trí vật có độ cao z so với mặt đất ta có:

Động năng của vật là: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\) (v là vận tốc của vật tại vị trí z)

Thế năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\)

b)

Động năng bằng nửa thế năng \({W_d} = \frac{1}{2}{W_t} \\\Rightarrow W = {W_d} + {W_t} = \frac{1}{2}{W_t} + {W_t} = 1,5{W_t}\)

\(W = 1,5{{\rm{W}}_t} \Leftrightarrow mg{h_{\max }} = 1,5mgh\)

\( \Rightarrow h = \frac{{{h_{\max }}}}{{1,5}} = \frac{{45}}{{1,5}} = 30m\)

Vậy tại vị trí cách mặt đất 30 m vật có động năng bằng nửa thế năng.

Câu 14:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết quá trình đẳng tích. Định luật Saclơ.

Sử dụng biểu thức của quá trình đẳng áp.

Cách giải

a)

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữa không đổi được gọi là quá trình đẳng tích.

Biểu thức: \(p \sim T \Rightarrow \frac{p}{T} = const\) hay \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

b)

Trạng thái 1: \({V_1} = 6l;{T_1} = 27 + 273 = 300K\)

Trạng thái 2:\({T_2} = 227 + 273 = 500K;{V_2} = ?\)

Áp suất không đổi, suy ra ta có:

\(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {V_2} = \frac{{{V_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{6.500}}{{300}} = 10l\)

Câu 15:

Phương pháp

Sử dụng công thức tính lực căng của con lắc đơn \(T = mg\left( {3\cos \alpha  - 2\cos {\alpha _0}} \right)\)

Cách giải

Khi dây treo có phương thẳng đứng \(\alpha  = 0\)

Lực căng của sợi dây là:

\(T = mg\left( {3\cos \alpha  - 2\cos {\alpha _0}} \right) \\= 0,3.10.\left( {3.\cos 0 - 2.\cos 60} \right) = 6N\)

Vậy T = 6 N.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí