Bài 39.1, 39.2, 39.3, 39.4, 39.5 trang 85 SBT Hóa học 10>
Giải bài 39.1, 39.2, 39.3, 39.4, 39.5 trang 85 sách bài tập Hóa học 10. Người ta đã sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi :
Câu 39.1.
Người ta đã sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi :
Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi ?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp.
B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt.
D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Lời giải chi tiết:
C sai vì không thể đủ điều kiện và máy móc để thực hiện.
=> Chọn C
Câu 39.2.
Trong những điều khẳng định sau, điều nào là phù hợp với một phản ứng hoá học ở trạng thái cân bằng ?
A. Phản ứng thuận đã kết thúc.
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc.
C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng như nhau.
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng hóa học ở trạng thái cân bằng thì tốc độ phản ứng nghịch bằng tốc độ phản ứng thuận
=> Chọn C
Câu 39.3.
Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát người ta có thể
A. dùng vỏ chăn ướt trùm lên đám cháy.
B. dùng nước để dập tắt đám cháy.
C. dùng cát để dập tắt đám cháy.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Giải thích :Đối với đám cháy thông thường (chất cháy không phải xăng, dầu hay các kim loại...) có thể dùng một trong cả ba cách để dập tắt
- Chăn ướt ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm cháy
- Nước ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm cháy.
Cát ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy.
=> Chọn D
Câu 39.4.
Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì
A. khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm.
B. khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng.
D. áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
=> Chọn B
Câu 39.5.
Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng với phản ứng có chất ở trạng thái nào dưới đây tham gia ?
A. Trạng thái lỏng.
B. Trạng thái khí.
C. Trạng thái rắn.
D. Cả 3 trạng thái : lỏng, khí, rắn.
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng với phản ứng có chất rắn
=> Chọn C
Loigiaihay.com
- Bài 39.6 trang 86 SBT Hóa học 10
- Bài 39.7 trang 87 SBT Hóa học 10
- Bài 39.8 trang 87 SBT Hóa học 10
- Bài 39.9 trang 87 SBT Hóa học 10
- Bài 39.10 trang 87 SBT Hóa học 10
>> Xem thêm