Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 8 Toán 8
Đề bài
Hình lăng trụ đứng tam giác có
-
A.
\(5\) mặt, \(6\) đỉnh và \(9\) cạnh
-
B.
\(4\) mặt, \(6\) đỉnh và \(6\) cạnh
-
C.
\(5\) mặt, \(9\) đỉnh và \(6\) cạnh
-
D.
\(3\) mặt, \(6\) đỉnh và \(6\) cạnh
Quan sát các hình vẽ dưới đây và cho biết hình nào là hình chóp lục giác?
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\), với mặt đáy $ABCD$ là hình chữ nhật. Khi đó:
-
A.
${\rm{AA}}' = C{\rm{D}}'$
-
B.
$BC' = C{\rm{D}}'$
-
C.
$AC' = BB'$
-
D.
${\rm{AA}}' = CC'$
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\). Điểm \(M\) thuộc đoạn thẳng $BD.$ Khi đó:
-
A.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(ABB'A'\))
-
B.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(DCC'D'\))
-
C.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(A'B'C'D'\))
-
D.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((ABCD)\)
Hình chóp có $8$ cạnh thì đáy là hình gì?
-
A.
Tam giác
-
B.
Tứ giác
-
C.
Ngũ giác
-
D.
Lục giác
Thể tích của hình lập phương trong hình là:
-
A.
\(216\;c{m^3}\)
-
B.
\(96\;c{m^3}\)
-
C.
\(75\;c{m^3}\)
-
D.
\(36\;c{m^3}\)
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy $AB = 8{\rm{ }}cm,$ đường cao $SO = 10{\rm{ }}cm.$ Hỏi thể tích của hình chóp đều là bao nhiêu?
-
A.
\(\dfrac{{800}}{3}\;c{m^3}\)
-
B.
\(\dfrac{{640}}{3}\;c{m^3}\)
-
C.
\(800\;c{m^3}\)
-
D.
\(640\;c{m^3}\)\(\)
Tính diện tích xung quanh của một hình lăng trụ đứng có đáy là hình ngũ giác đều cạnh 8 cm, biết rằng chiều cao của hình lăng trụ đứng là 5 cm.
-
A.
\(80\;c{m^2}\)
-
B.
\(60\;c{m^2}\)
-
C.
\(120\;c{m^2}\)
-
D.
\(200\;c{m^2}\)
Tính diện tích toàn phần hình chóp tứ giác đều dưới đây:
-
A.
\(600\;c{m^2}\)
-
B.
\(700\;c{m^2}\)
-
C.
\(800\;c{m^2}\)
-
D.
\(900\;c{m^2}\)
Cho lăng trụ tam giác dưới đây. Tính thể tích hình lăng trụ đó?
-
A.
\(540\;c{m^2}\)
-
B.
\(840\;c{m^2}\)
-
C.
\(450\;c{m^2}\)
-
D.
\(480\;c{m^2}\)
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A'C = \sqrt 3 \) . Tính thể tích của hình lập phương.
-
A.
$3{a^3}\sqrt 3 $
-
B.
${a^3}$
-
C.
$27{a^3}$
-
D.
$9{a^3}$
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) có đáy là hình thang vuông ABCD vuông tại A, B \(\left( {A{\rm{D//}}BC} \right)\) và BC = 12 cm, AD = 16 cm, CD = 5 cm, đường cao ${\rm{AA}}' = 6\;cm$. Thể tích của hình lăng trụ là:
-
A.
$200\;c{m^3}$
-
B.
$250\;c{m^3}$
-
C.
$252\;c{m^3}$
-
D.
$410\;c{m^3}$
Cho hình lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác đều, $M$ là trung điểm của $BC,$ ${\rm{AA}}' = AM = a$. Thể tích của lăng trụ bằng:
-
A.
$\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}$
-
B.
$\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}$
-
C.
$\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}$
-
D.
$\dfrac{{a^3\sqrt 3}}{9}$
Hình hộp chữ nhật \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$ và diện tích hình chữ nhật \(A{\rm{D}}C'B'\) bằng \(2{{\rm{a}}^2}\), diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng bao nhiêu?
-
A.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 \)
-
B.
\(S_{xq} = 2{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 \)
-
C.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2} \)
-
D.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2}\sqrt 2 \)
Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có chiều cao là $4cm$ và độ dài cạnh đáy là $3cm.$
-
A.
\(12\,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
B.
\(36\,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
C.
$24\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
D.
\(9\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có bình phương độ dài đường chéo chính là $77$ ; kích thước đáy là $4$ và $6.$
-
A.
\(80\,(cm^2)\)
-
B.
\(200\,(cm^2)\)
-
C.
$90\,(cm^2)$
-
D.
\(100\,(cm^2)\)
Cho hình lăng trụ đứng đáy là hình thoi có hai đường chéo lần lượt là $8cm$ và $10cm.$ Tính chiều cao của lăng trụ đứng biết thể tích của lăng trụ đứng là $360c{m^3}$ .
-
A.
\(18\,cm\)
-
B.
\(12\,cm\)
-
C.
$9\,cm$
-
D.
\(10\,cm\)
Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy dài $16cm$ và trung đoạn dài $20cm.$ Tính thể tích hình chóp. (làm tròn đến hàng phần trăm)
-
A.
$1564,19\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
B.
$4692,56\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
C.
$564,19\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
D.
$2564,2\,\left( {c{m^3}} \right)$
Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có tất cả các cạnh bằng $2{\rm{ }}dm.$ Tính độ dài đoạn thẳng $MN$ nối trung điểm 2 cạnh đối $AB$ và $SC.$
-
A.
$MN = \sqrt 2 \,dm$
-
B.
$MN = 2\,dm$
-
C.
$MN = 4\,dm$
-
D.
$MN = \sqrt 8 \,dm$
Cho hình chóp cụt đều có 2 đáy là các hình vuông cạnh a và 2a, trung đoạn bằng a. Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều?
-
A.
$6{a^2}$
-
B.
$8{a^2}$
-
C.
$12{a^2}$
-
D.
$18{a^2}$
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ , đáy $ABCD$ là hình vuông có cạnh $3{\rm{ }}cm,$ cạnh bên $SB$ bằng $5{\rm{ }}cm.$
Tính bình phương đường cao $SH$ của hình chóp.
-
A.
$\dfrac{{41}}{2}$
-
B.
$41$
-
C.
$\dfrac{{82}}{3}$
-
D.
$22$
Tính diện tích xung quanh hình chóp
-
A.
$3\sqrt {91} \,c{m^2}$
-
B.
$6\sqrt {91} \,c{m^2}$
-
C.
$\sqrt {91} \,\,c{m^2}$
-
D.
$91\,c{m^2}$
Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.EFGH.$ Chọn câu đúng:
-
A.
$ACGE$ là hình chữ nhật
-
B.
$DF = CE$
-
C.
Cả A, B đều sai
-
D.
Cả A, B đều đúng
Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.A'B'C'D' .$ Tính diện tích hình chữ nhật $ADC'B' \;$ biết $AB = 28cm,B' {D^2} = 3709,DD' = 45cm.$
-
A.
$1950\,c{m^2}$
-
B.
$206\,c{m^2}$
-
C.
$1509\,\,c{m^2}$
-
D.
$1590\,c{m^2}$
Lời giải và đáp án
Hình lăng trụ đứng tam giác có
-
A.
\(5\) mặt, \(6\) đỉnh và \(9\) cạnh
-
B.
\(4\) mặt, \(6\) đỉnh và \(6\) cạnh
-
C.
\(5\) mặt, \(9\) đỉnh và \(6\) cạnh
-
D.
\(3\) mặt, \(6\) đỉnh và \(6\) cạnh
Đáp án : A
Sử dụng kiến thức về hình lăng trụ đứng tam giác hoặc vẽ hình rồi đếm số mặt, số đỉnh, số cạnh.
Quan sát hình vẽ ta thấy hình lăng trụ đứng tam giác có \(5\) mặt, \(6\) đỉnh và \(9\) cạnh.
Quan sát các hình vẽ dưới đây và cho biết hình nào là hình chóp lục giác?
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Đáp án : B
+ Vận dụng kiến thức lý thuyết về hình chóp và hình lăng trụ để tìm đáp án đúng.
+ Để ý rằng: "Hình chóp lục giác là hình chóp có đáy là hình lục giác".
Hình 1 là hình lăng trụ có hai đáy là hai lục giác đều, hình 3 là hình chóp tam giác, hình 4 là hình chóp tứ giác.
Hình 2 là hình chóp lục giác vì có đáy là hình lục giác và các cạnh bên giao nhau tại một điểm.
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\), với mặt đáy $ABCD$ là hình chữ nhật. Khi đó:
-
A.
${\rm{AA}}' = C{\rm{D}}'$
-
B.
$BC' = C{\rm{D}}'$
-
C.
$AC' = BB'$
-
D.
${\rm{AA}}' = CC'$
Đáp án : D
- Áp dụng kiến thức về hình lăng trụ đứng và quan hệ giữa đường thẳng trong không gian
- Áp dụng tính chất hình chữ nhật
Vì $ABCD.A'B'C'D'$ là hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật nên suy ra \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) là hình hộp chữ nhật $ \Rightarrow {\rm{AA}}' = CC'$ (cùng bằng $BB'$)
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\). Điểm \(M\) thuộc đoạn thẳng $BD.$ Khi đó:
-
A.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(ABB'A'\))
-
B.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(DCC'D'\))
-
C.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng (\(A'B'C'D'\))
-
D.
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((ABCD)\)
Đáp án : D
- Vận dụng lý thuyết về hình lăng trụ đứng, quan hệ gữa điểm và mặt phẳng, đồng thời quan sát hình vẽ để làm bài
Vì \(M \in BD\) mà $BD \subset (ABCD)$ nên \(M \) thuộc mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.
Hình chóp có $8$ cạnh thì đáy là hình gì?
-
A.
Tam giác
-
B.
Tứ giác
-
C.
Ngũ giác
-
D.
Lục giác
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức liên hệ giữa số cạnh của hình chóp và số cạnh ở đáy của hình chóp: "Hình chóp có số cạnh gấp đôi số cạnh của đa giác ở đáy"
Vì hình chóp có số cạnh gấp đôi số cạnh của đa giác ở đáy nên hình chóp có \(8\) cạnh thì đa giác đáy có \(8:2 = 4\) cạnh. Hay đáy là tứ giác.
Thể tích của hình lập phương trong hình là:
-
A.
\(216\;c{m^3}\)
-
B.
\(96\;c{m^3}\)
-
C.
\(75\;c{m^3}\)
-
D.
\(36\;c{m^3}\)
Đáp án : A
- Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương cạnh $a$ là $V=a^3$.
Thể tích hình lập phương \(V = {6^3} = 216\;c{m^3}\)
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy $AB = 8{\rm{ }}cm,$ đường cao $SO = 10{\rm{ }}cm.$ Hỏi thể tích của hình chóp đều là bao nhiêu?
-
A.
\(\dfrac{{800}}{3}\;c{m^3}\)
-
B.
\(\dfrac{{640}}{3}\;c{m^3}\)
-
C.
\(800\;c{m^3}\)
-
D.
\(640\;c{m^3}\)\(\)
Đáp án : B
- Vận dụng công thức tính thể tích hình chóp đều: \(V = \dfrac{1}{3}{S_đ}.h.\)
Tứ giác $ABCD$ là hình vuông cạnh $8cm$. Nên thể tích hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ là
\( \Rightarrow V = \dfrac{1}{3}.{S_{ABCD}}.SO\)\( = \dfrac{1}{3}{.8^2}.10 = \dfrac{{640}}{3}\;c{m^3}.\)
Tính diện tích xung quanh của một hình lăng trụ đứng có đáy là hình ngũ giác đều cạnh 8 cm, biết rằng chiều cao của hình lăng trụ đứng là 5 cm.
-
A.
\(80\;c{m^2}\)
-
B.
\(60\;c{m^2}\)
-
C.
\(120\;c{m^2}\)
-
D.
\(200\;c{m^2}\)
Đáp án : D
- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng: \({S_{xq}} = 2ph\) với p là nửa chu vi đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ.
Hay diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tích chu vi đáy với chiều cao lăng trụ.
Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng là $8.5$ (cm)
Diện tích xung quanh là
\({S_{xq}} = 8.5.5 = 200\;c{m^2}\)
Tính diện tích toàn phần hình chóp tứ giác đều dưới đây:
-
A.
\(600\;c{m^2}\)
-
B.
\(700\;c{m^2}\)
-
C.
\(800\;c{m^2}\)
-
D.
\(900\;c{m^2}\)
Đáp án : C
- Vận dụng công thức tính diện tích toàn phần của hình chóp đều.
\({S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_đ}.\)
Mỗi mặt bên của hình chóp là tam giác có chiều cao 10 cm và cạnh đáy 20 cm.
Diện tích một mặt bên của hình chóp là $\dfrac{1}{2}.10.20=100\, (cm^2)$
Diện tích xung quanh hình chóp là $S_{xq}=4.100=400\, (cm^2)$
$S_{tp} = S_{xq} + S_{đáy} =$ \(400 + 20.20 = 800\;c{m^2}\)
Cho lăng trụ tam giác dưới đây. Tính thể tích hình lăng trụ đó?
-
A.
\(540\;c{m^2}\)
-
B.
\(840\;c{m^2}\)
-
C.
\(450\;c{m^2}\)
-
D.
\(480\;c{m^2}\)
Đáp án : A
- Vận dụng định lý Pitago kết hợp cách tính thể tích hình lăng trụ đứng: $V=S_đ.h$ để giải bài toán.
Kí hiệu như hình vẽ.
Áp dụng định lý Pitago vào tam giác $ABC$ vuông tại $A.$
\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\ \Leftrightarrow A{C^2} = B{C^2} - A{B^2} = {13^2} - {12^2} = 25\\ \Rightarrow AC = 5\;cm\end{array}\)
Vậy thể tích của hình lăng trụ đã cho là:
\(V = {S_đ}.h\) \( = \dfrac{1}{2}AC.AB.BE = \dfrac{1}{2}.5.12.18 = 540\;c{m^2}\)
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A'C = \sqrt 3 \) . Tính thể tích của hình lập phương.
-
A.
$3{a^3}\sqrt 3 $
-
B.
${a^3}$
-
C.
$27{a^3}$
-
D.
$9{a^3}$
Đáp án : B
Sử dụng đường chéo hình lập phương cạnh \(a\) có độ dài \(a\sqrt 3 .\)
Sử dụng công thức tính thể tích hình lập phương bằng lập phương độ dài một cạnh.
Xét hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A'C = AA'.\sqrt 3 = a\sqrt 3 \Rightarrow AA' = a\)
Vậy thể tích hình lập phương là \(V = {a^3}\) .
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) có đáy là hình thang vuông ABCD vuông tại A, B \(\left( {A{\rm{D//}}BC} \right)\) và BC = 12 cm, AD = 16 cm, CD = 5 cm, đường cao ${\rm{AA}}' = 6\;cm$. Thể tích của hình lăng trụ là:
-
A.
$200\;c{m^3}$
-
B.
$250\;c{m^3}$
-
C.
$252\;c{m^3}$
-
D.
$410\;c{m^3}$
Đáp án : C
- Kẻ $CH \bot AD$ tại H, áp dụng định lý Pytago
- Áp dụng công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng: $V = {S_đ}.h.$
Trong mp $\left( {ABCD} \right)$ kẻ $CH$ vuông góc với $AD$ tại $H.$
Khi đó ta có $ABCH$ là hình chữ nhật. \(\left( {do\;\;\widehat A = \widehat B = \widehat H = 90^\circ } \right)\)
\( \Rightarrow BC = AH = 12\;cm \)\(\Rightarrow H{\rm{D}} = A{\rm{D}} - AH = 16 - 12 = 4\;cm\)
Xét tam giác $HCD$ vuông tại $H$ ta có:
\(H{C^2} + H{{\rm{D}}^2} = C{{\rm{D}}^2} \Leftrightarrow H{C^2} = C{{\rm{D}}^2} - H{{\rm{D}}^2} = {5^2} - {4^2} = 25 - 16 = 9 \Rightarrow HC = 3\;cm\)
Vậy thể tích của hình lăng trụ là:
$V{\rm{ }} = {\rm{ }}{S_{ABCD}}.h{\rm{ }} = {\rm{ }}{S_{ABCD}}.AA'$ \( = \dfrac{1}{2}AA'.\left( {BC + AD} \right).CH = \dfrac{1}{2}.3.(12 + 16).6 = 252\;c{m^3}\) \(\)
Cho hình lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác đều, $M$ là trung điểm của $BC,$ ${\rm{AA}}' = AM = a$. Thể tích của lăng trụ bằng:
-
A.
$\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}$
-
B.
$\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}$
-
C.
$\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}$
-
D.
$\dfrac{{a^3\sqrt 3}}{9}$
Đáp án : B
- Áp dụng định lý Pytago và công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.
Vì tam giác $ABC$ là tam giác đều nên $AM$ vừa là trung tuyến vừa là đường cao của tam giác $ABC.$
Gọi chiều dài của cạnh tam giác $ABC$ là $x.\,\,\left( {x > 0} \right)$
\( \Rightarrow BM = MC = \dfrac{x}{2},\;AB = AC = BC = x\)
Xét tam giác vuông $MAC,$ ta có:
\(A{M^2} + M{C^2} = A{C^2} \Leftrightarrow {a^2} + \dfrac{{{x^2}}}{4} = {x^2} \Leftrightarrow \dfrac{{3{{\rm{x}}^2}}}{4} = {a^2} \Rightarrow x = \dfrac{{2\sqrt 3 }}{3}a\)
Vậy thể tích của hình lăng trụ là:
$V{\rm{ }} = {\rm{ }}{S_{ABC}}.h{\rm{ }} $ \(=\dfrac{1}{2}.AM.BC.AA' = \dfrac{1}{2}a.\dfrac{{2\sqrt 3 }}{3}a.a = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Hình hộp chữ nhật \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$ và diện tích hình chữ nhật \(A{\rm{D}}C'B'\) bằng \(2{{\rm{a}}^2}\), diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng bao nhiêu?
-
A.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 \)
-
B.
\(S_{xq} = 2{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 \)
-
C.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2} \)
-
D.
\( S_{xq}= 4{{\rm{a}}^2}\sqrt 2 \)
Đáp án : A
- Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật \({S_{xq}} = 2ph\) (với p là nửa chu vi đáy) và công thức tính diện tích hình chữ nhật, định lý Pytago
Ta có \(A{\rm{D}}C'B'\) là hình chữ nhật.
\( \Rightarrow {S_{A{\rm{D}}C'B'}} = A{\rm{D}}.DC' = 2{{\rm{a}}^2} \Rightarrow a.DC' = 2{{\rm{a}}^2} \Rightarrow DC' = 2{\rm{a}}\)
Xét tam giác vuông \(CC'D\) ta có:
\(CC{'^2} + C{{\rm{D}}^2} = C'{D^2} \Leftrightarrow CC{'^2} + {a^2} = {(2{\rm{a}})^2} \Leftrightarrow CC{'^2} = 4{{\rm{a}}^2} - {a^2} = 3{{\rm{a}}^2} \Rightarrow CC' = a\sqrt 3 \)
Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
Sxq \( = 2.p.CC' = 2.\dfrac{{4{\rm{a}}}}{2}.a\sqrt 3 = 4{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 \)
Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có chiều cao là $4cm$ và độ dài cạnh đáy là $3cm.$
-
A.
\(12\,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
B.
\(36\,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
C.
$24\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
D.
\(9\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính thể tích hình chóp đều \(V = \dfrac{1}{3}S.h\) với \(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao.
Hình chóp tứ giác đều thì có đáy là hình vuông.
Do vậy, hình chóp có diện tích đáy là \({3^2} = 9\,\left( {c{m^2}} \right)\)
Thể tích của hình chóp đều là: \(V = \dfrac{1}{3}S.h = \dfrac{1}{3}.9.4 = 12\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có bình phương độ dài đường chéo chính là $77$ ; kích thước đáy là $4$ và $6.$
-
A.
\(80\,(cm^2)\)
-
B.
\(200\,(cm^2)\)
-
C.
$90\,(cm^2)$
-
D.
\(100\,(cm^2)\)
Đáp án : D
Nếu hình hộp chữ nhật có ba kích thước là \(a;b;c\) thì có độ dài đường chéo chính là $\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} $
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân chiều cao.
Gọi độ dài đường cao hình hộp chữ nhật là \(h\,\,\left( {h > 0} \right)\)
Ta có: ${h^2} + {4^2} + {6^2} = 77 \Rightarrow {h^2} = 25 \Rightarrow h = 5$ cm.
Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
$S_{xq} = 2(4 + 6).5 = 100\,\,(cm^2)$
Cho hình lăng trụ đứng đáy là hình thoi có hai đường chéo lần lượt là $8cm$ và $10cm.$ Tính chiều cao của lăng trụ đứng biết thể tích của lăng trụ đứng là $360c{m^3}$ .
-
A.
\(18\,cm\)
-
B.
\(12\,cm\)
-
C.
$9\,cm$
-
D.
\(10\,cm\)
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo
Sử dụng công thức tính thể tích lăng trụ bằng tích diện tích đáy với chiều cao từ đó tính được chiều cao.
Diện tích đáy hình thoi là: $\dfrac{1}{2}.8.10 = 40(c{m^2})$
Vì $V = {S_đ}.h \Rightarrow h = \dfrac{V}{{{S_đ}}}$ nên chiều cao của lăng trụ đứng là: $360:40 = 9(cm)$
Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy dài $16cm$ và trung đoạn dài $20cm.$ Tính thể tích hình chóp. (làm tròn đến hàng phần trăm)
-
A.
$1564,19\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
B.
$4692,56\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
C.
$564,19\,\left( {c{m^3}} \right)$
-
D.
$2564,2\,\left( {c{m^3}} \right)$
Đáp án : A
Tính chiều cao theo định lý Pytago
Tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}S.h\)
Xét hình chóp tứ giác đều $S.ABCD\;$ có đáy là hình vuông cạnh $16cm$.
$SO$ là đường cao; $SH$ là trung đoạn $(H \in AB)$
Vì $SAB$ là tam giác cân nên $H$ là trung điểm của $AB$.
$O$ là giao điểm của hai đường chéo trong hình vuông $ABCD$ nên $O$ là trung điểm $AC$
Do đó, $HO$ là đường trung bình trong tam giác $ABC,$ suy ra $HO = \dfrac{1}{2}BC = 8(cm)$
Xét tam giác $SHO$ vuông tại $O,$
Áp dụng định lý Pytago, ta có:
$S{H^2} = H{O^2} + S{O^2}$$ \Rightarrow SO^2 = S{H^2} - H{O^2}$ $ \Rightarrow SO = \sqrt {400 - 64} = 4\sqrt {21} (cm)$
Vậy thể tích hình chóp $S.ABCD\;$ là
$V=\dfrac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.4\sqrt {21} {.16^2} \approx 1564,19\,\left( {c{m^3}} \right)$
Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có tất cả các cạnh bằng $2{\rm{ }}dm.$ Tính độ dài đoạn thẳng $MN$ nối trung điểm 2 cạnh đối $AB$ và $SC.$
-
A.
$MN = \sqrt 2 \,dm$
-
B.
$MN = 2\,dm$
-
C.
$MN = 4\,dm$
-
D.
$MN = \sqrt 8 \,dm$
Đáp án : A
- Tính \(CM\) theo định lý Pytago
- Tính \(MN\) theo định lý Pytago
Theo đề bài ta có:
\(\begin{array}{l}AM = MB = \dfrac{1}{2}AB = 1\;dm\\SN = NC = \dfrac{1}{2}SC = 1\;dm\end{array}\)
Ta có $CM$ là đường trung tuyến của tam giác $ABC.$
Vì tam giác $ABC$ là tam giác đều nên $CM$ cũng là đường cao của tam giác $ABC.$
Áp dụng định lý Pitago vào tam giác $CMB$ vuông tại $M:$
\(\begin{array}{l}M{C^2} + M{B^2} = B{C^2}\\ \Leftrightarrow M{C^2} = B{C^2} - M{B^2} = {2^2} - 1 = 3\\ \Rightarrow MC = \sqrt 3 \;dm\end{array}\)
Tương tự ta xét tam giác vuông $SMB,$ ta tính được: \(SM = \sqrt 3 \;dm\)
Xét tam giác $SMC$ có: \(M{\rm{S}} = MC = \sqrt 3 \;dm\)
\( \Rightarrow \) Tam giác $SMC$ là tam giác cân tại $M.$
\( \Rightarrow \) MN vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao của tam giác SMC.
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác MNC vuông tại N:
\(\begin{array}{l}M{N^2} + N{C^2} = M{C^2}\\ \Leftrightarrow M{N^2} = M{C^2} - N{C^2} = 3 - 1 = 2\\ \Rightarrow MN = \sqrt 2 \;dm\end{array}\)
Cho hình chóp cụt đều có 2 đáy là các hình vuông cạnh a và 2a, trung đoạn bằng a. Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều?
-
A.
$6{a^2}$
-
B.
$8{a^2}$
-
C.
$12{a^2}$
-
D.
$18{a^2}$
Đáp án : A
- Diện tích xung quanh hình chóp cụt đều bằng tổng diện tích các mặt bên nên ta tính diện tích một mặt bên để suy ra diện tích xung quanh hình chóp cụt đều.
Hình chóp cụt đều có 4 mặt bên là các hình thang cân bằng nhau.
Suy ra, diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều là tổng diện tích 4 hình thang cân, khi đó diện tích một mặt bên là $S=\dfrac{(a+2a).a}{2}=\dfrac{3a^2}{2}$
Diện tích xung quanh hình chóp cụt đều là
\({S_{xq}} = 4. \dfrac{3a^2}{2}= 6{{\rm{a}}^2}\)
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ , đáy $ABCD$ là hình vuông có cạnh $3{\rm{ }}cm,$ cạnh bên $SB$ bằng $5{\rm{ }}cm.$
Tính bình phương đường cao $SH$ của hình chóp.
-
A.
$\dfrac{{41}}{2}$
-
B.
$41$
-
C.
$\dfrac{{82}}{3}$
-
D.
$22$
Đáp án: A
+ Lấy $H$ là giao của 2 đường chéo hình vuông $AC$ và $BD,$ khi đó ta có $SH$ là đường cao của hình chóp đều.
+ Vận dụng định lý Pitago, tính chất đường cao, đường trung tuyến, tam giác đều, tam giác cân để tính chiều cao.
Lấy H là giao của 2 đường chéo hình vuông $AC$ và $BD,$ khi đó ta có $SH$ là đường cao của hình chóp đều.
+) Áp dụng định lý Pitago cho tam giác $ABC$ vuông tại $B:$
\(\begin{array}{l}\;\;\;\;A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\\ \Leftrightarrow A{C^2} = {3^2} + {3^2} = 18\\ \Rightarrow AC = \sqrt {18} = 3\sqrt 2 \;cm\end{array}\)
\( \Rightarrow HC = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{1}{2}.3\sqrt 2 = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{2}\;cm\) (Vì H là trung điểm AC)
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác SHC vuông tại H có:
\(\begin{array}{l}\;\;\;\;S{H^2} + H{C^2} = S{C^2}\\ \Leftrightarrow S{H^2} = S{C^2} - H{C^2} = {5^2} - {\left( {\dfrac{{3\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} = \dfrac{{82}}{4} = \dfrac{{41}}{2}\end{array}\)
Vậy \(S{H^2} = \dfrac{{41}}{2}.\)
Tính diện tích xung quanh hình chóp
-
A.
$3\sqrt {91} \,c{m^2}$
-
B.
$6\sqrt {91} \,c{m^2}$
-
C.
$\sqrt {91} \,\,c{m^2}$
-
D.
$91\,c{m^2}$
Đáp án: A
+ Kẻ $SK$ vuông góc với $BC$ (\(K \in BC\))
+ Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều để làm bài.
+ Kẻ $SK$ vuông góc với $BC$ (\(K \in BC\))
+ Vì tam giác $SBC$ là tam giác cân tại $S$ nên $SK$ vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến.
\( \Rightarrow CK = KB = \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{3}{2}\;cm\)
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác $SKB$ vuông tại $K:$
\(\begin{array}{l}\;\;\;S{K^2} + K{B^2} = S{B^2}\\ \Leftrightarrow S{K^2} = S{B^2} - K{B^2} = {5^2} - {\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^2} = \dfrac{{91}}{4}\\ \Rightarrow SK = \dfrac{{\sqrt {91} }}{2}\;cm.\end{array}\)
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp đều $S.ABCD$ là: \({S_{xq}} =4.S_{SBC}= 4.\dfrac{1}{2}.BC.SK\)\(=4.\dfrac{1}{2}.3.\dfrac{{\sqrt {91} }}{2} = 3\sqrt {91} \;c{m^2}\)
Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.EFGH.$ Chọn câu đúng:
-
A.
$ACGE$ là hình chữ nhật
-
B.
$DF = CE$
-
C.
Cả A, B đều sai
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án : D
- Sử dụng quan hệ song song, vuông góc giữa các cạnh, các mặt trong hình hộp chữ nhật.
- Sử dụng định lý Pytago
+ ) Ta có:\(\) \(AE//CG,\;A{\rm{E}} = CG\;(gt)\)
Suy ra tứ giác ACGE là hình bình hành.
Mặt khác: \(A{\rm{E}} \bot mp(EFGH)\)
Mà \(EG \subset mp(EFGH) \Rightarrow AE \bot EG\;\)tại $E.$
Vậy tứ giác $ACGE$ là hình chữ nhật nên $A$ đúng.
+) Vì \(DH \bot mp(EFGH)\) nên \(DH \bot HF\) tại $H.$
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác $DHF$ vuông tại $H,$ ta có: \(D{H^2} + H{F^2} = D{F^2}\;(1)\)
Vì \(A{\rm{E}} \bot mp(ABC{\rm{D}})\) nên \(A{\rm{E}} \bot AC\) tại $A.$
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác EAC vuông tại A, ta có: \(E{{\rm{A}}^2} + A{C^2} = E{C^2}\;(2)\)
Mà DH = AE; HF = EG = AC (Hai đường chéo của hình chữ nhật) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: \(D{F^2} = E{C^2} \Rightarrow DF = CE\;\)nên B đúng.
Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.A'B'C'D' .$ Tính diện tích hình chữ nhật $ADC'B' \;$ biết $AB = 28cm,B' {D^2} = 3709,DD' = 45cm.$
-
A.
$1950\,c{m^2}$
-
B.
$206\,c{m^2}$
-
C.
$1509\,\,c{m^2}$
-
D.
$1590\,c{m^2}$
Đáp án : D
Sử dụng định lý Pytago và mối quan hệ giữa các cạnh, các mặt trong hình hộp chữ nhật
Xét tam giác $AA' B'$ vuông tại $A' $ có: $AA' = DD' = 45cm$ và $A' B' = AB = 28cm$
Áp dụng định lý Pytago ta có:
$AA'^2 + A'B'^2 = AB'^2 $$\Leftrightarrow AB'= \sqrt {AA'^2 + A' B'^2}= 53cm$
Ta có: $AD \bot AA' ;AD \bot AB$ suy ra $AD \bot mp(AA' B' B) \Rightarrow AD \bot AB' $
Xét tam giác $ADB' $ vuông tại $A$ có: $AB' = 53cm$ và $DB'^2 = 3709$
Áp dụng định lý Pytago ta có:
$A{D^2} + AB'^2 = DB'^2 \Leftrightarrow AD = \sqrt {DB'^2 - AB'^2} $ \( = \sqrt {3709 - {{53}^2}} = 30\,cm\)
Vậy diện tích $ADC' B' $ bằng $AD.AB' = 30.53 = 1590(c{m^2})$
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7,8,9: Hình chóp đều, hình chóp cụt đều Toán 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4,5,6: Hình lăng trụ đứng Toán 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Thể tích hình hộp chữ nhật Toán 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1,2: Hình hộp chữ nhật Toán 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết