Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Cánh diều>
Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1. Số thập phân
*Phân số thập phân là phân số có mẫu là lũy thừa của 10 với tử số nguyên
*Phân số thập phân có thể viết được dưới dạng số thập phân
*Số thập phân gồm 2 phần:
+ Phần số nguyên được viết bên trái dấu phẩy;
+ Phần thập phân được viết bên phải dấu phẩy
*Số đối của một số thập phân
Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.
Ví dụ:
Số đối của $ - 1,5$ là $1,5$.
Số đối của $24,3$ là $ - 24,3$
2. So sánh các số thập phân
a) So sánh 2 số thập phân
Cũng như số nguyên, trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia
*Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a< b hay b>a
*Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương
*Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm
b) Cách so sánh 2 số thập phân
* So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
* So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữu số đó lớn hơn
* So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a< b thì -a> -b
Ví dụ:
a) $2,34 < 5,21$
b) Do $2,3 > 1,5$ nên $ - 2,3 < - 1,5$.
Chú ý:
Nếu $a < b$ và $b < c$ thì $a < c$.
- Trả lời Câu hỏi khởi động trang 44 SGK Toán 6 Cánh Diều
- Trả lời Hoạt động 1 trang 44 SGK Toán 6 Cánh diều tập 2
- Trả lời Luyện tập vận dụng 1 trang 45 SGK Toán 6 Cánh diều tập 2
- Trả lời Luyện tập vận dụng 2 trang 45 SGK Toán 6 Cánh diều tập 2
- Trả lời Hoạt động 2 trang 46 SGK Toán 6 Cánh diều tập 2
>> Xem thêm