Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời KHTN 6 Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI

I. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời 

- Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

- Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng Tây rồi lặn.

- Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

II. Mặt Trời mọc và lặn

- Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa sinh ra ngày và đêm.

- Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời , nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

- Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

Sơ đồ tư duy về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí