Lý thuyết chuyển động cơ


I. Chất điểm – chuyển động cơ

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. Chất điểm – chuyển động cơ

1. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và dùng một thước đo để xác định tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

Hệ tọa độ

+ Hệ tọa độ một trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).

Tọa độ của vật ở vị trí M: \(x = \overline {OM} \)

+ Hệ tọa độ hai trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng)

Tọa độ của vật ở vị trí M là:\(\left\{ \begin{array}{l}x = \overline {O{M_x}} \\y = \overline {O{M_y}} \end{array} \right.\)

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động

- Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian

- Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động (thời điểm 0) thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian.

+ Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

+ Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

- Để đo thời gian người ta dùng một đồng hồ.

- Hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Sơ đồ tư duy về chuyển động cơ - Vật lí 10


Bình chọn:
4.5 trên 57 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí