Bài 3.1 trang 163 SBT giải tích 12>
Giải bài 3.1 trang 163 sách bài tập giải tích 12. Kiểm tra xem nguyên hàm nào là một nguyên hàm của hàm số còn lại trong mỗi cặp hàm số sau:...
Kiểm tra xem hàm số nào là một nguyên hàm của hàm số còn lại trong mỗi cặp hàm số sau:
LG câu a
a) \(f(x) = \ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )\) và \(g(x) = \dfrac{1}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(F\left( x \right)\) được gọi là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(f(x) = \ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )\) là một nguyên hàm của \(g(x) = {1 \over {\sqrt {1 + {x^2}} }}\) vì \(\left[ {\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)} \right]'\) \( = \dfrac{{1 + \dfrac{{2x}}{{2\sqrt {1 + {x^2}} }}}}{{x + \sqrt {1 + {x^2}} }} = \dfrac{{\dfrac{{\sqrt {1 + {x^2}} + x}}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}}}{{x + \sqrt {1 + {x^2}} }}\) \( = \dfrac{1}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}\)
LG câu b
b) \(f(x) = {e^{\sin x}}\cos x\) và \(g(x) = {e^{\sin x}}\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(F\left( x \right)\) được gọi là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(g(x) = {e^{\sin x}}\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {e^{\sin x}}\cos x\)
vì \(\left( {{e^{\sin x}}} \right)' = \left( {\sin x} \right)'{e^{\sin x}} = \cos x{e^{\sin x}}\)
LG câu c
c) \(f(x) = {\sin ^2}\dfrac{1}{x}\) và \(g(x) = - \dfrac{1}{{{x^2}}}\sin \dfrac{2}{x}\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(F\left( x \right)\) được gọi là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(f(x) = {\sin ^2}{1 \over x}\) là một nguyên hàm của hàm số \(g(x) = - {1 \over {{x^2}}}\sin {2 \over x}\)
vì \(\left( {{{\sin }^2}\dfrac{1}{x}} \right)' = 2\sin \dfrac{1}{x}.\left( {\sin \dfrac{1}{x}} \right)'\) \( = 2\sin \dfrac{1}{x}.\left( {\dfrac{1}{x}} \right)'.\cos \dfrac{1}{x}\) \( = - \dfrac{1}{{{x^2}}}.\left( {2\sin \dfrac{1}{x}\cos \dfrac{1}{x}} \right)\) \( = - \dfrac{1}{{{x^2}}}\sin \dfrac{2}{x}\)
LG câu d
d) \(f(x) = \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\) và \(g(x) = \sqrt {{x^2} - 2x + 2} \)
Phương pháp giải:
Hàm số \(F\left( x \right)\) được gọi là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(g(x) = \sqrt {{x^2} - 2x + 2} \) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {{x - 1} \over {\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\) vì \(\left( {\sqrt {{x^2} - 2x + 2} } \right)'\) \( = \dfrac{{2x - 2}}{{2\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\) \( = \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\)
LG câu e
e) \(f(x) = {x^2}{e^{\dfrac{1}{x}}}\) và \(g(x) = (2x - 1){e^{\dfrac{1}{x}}}\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(F\left( x \right)\) được gọi là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(f(x) = {x^2}{e^{{1 \over x}}}\) là một nguyên hàm của hàm số \(g(x) = (2x - 1){e^{{1 \over x}}}\) vì \(\left( {{x^2}{e^{\dfrac{1}{x}}}} \right)' = 2x{e^{\dfrac{1}{x}}} + {x^2}\left( {{e^{\dfrac{1}{x}}}} \right)'\) \( = 2x{e^{\dfrac{1}{x}}} + {x^2}.\left( {\dfrac{1}{x}} \right)'.{e^{\dfrac{1}{x}}}\) \( = 2x{e^{\dfrac{1}{x}}} + {x^2}.\left( { - \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right).{e^{\dfrac{1}{x}}}\) \( = 2x{e^{\dfrac{1}{x}}} - {e^{\dfrac{1}{x}}} = \left( {2x - 1} \right){e^{\dfrac{1}{x}}}\)
- Bài 3.2 trang 163 SBT giải tích 12
- Bài 3.3 trang 164 SBT giải tích 12
- Bài 3.4 trang 164 SBT giải tích 12
- Bài 3.5 trang 164 SBT giải tích 12
- Bài 3.6 trang 164 SBT giải tích 12
>> Xem thêm