Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 9
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:
A. Nguyễn Văn Cừ.
B. Trần Phú.
C. Nguyễn Ái Quốc.D. Tôn Đức Thắng.
Câu 2: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sảnViệt Nam:
A. Trần Phú. B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Nguyễn Ái Quốc D. Lê Hồng Phong.
Câu 3: Cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa:
A. Biểu tình ở Hà Nội.
B. Khởi nghĩa Nam Kì.
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
D. Binh biến Đô Lương.
Câu 4: Tiền thân của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là:
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Đội du kích Nam Kì.
C. Đội du kích Đình Bảng.
D. Đội du kích Bát Sắt.
Câu 5: Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc để thực hiện chiến lược:
A. Đánh lâu dài.
B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
C. Đánh dập đầu não cách mạng.
D. Dùng người Việt trị người Việt.
Câu 6: Mở đầu chiến dịch Biên giới, quân ta tấn công:
A. Thất Khê. B. Na Sầm.
C. Đông Khê. D. Cao Bằng.
Câu 7: Kế hoạch Na-va được chia làm mấy bước:
A. 2 bước. B. 3 bước.
C. 4 bước. D. 5 bước.
Câu 8: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày:
A. 13 - 3 - 1954. B. 17 - 3 - 1954.
C. 26 - 4 - 1954. D. 7 - 5 - 1954.
Câu 9: Hãy ghép mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp.
A. Thời gian |
Tương ứng |
B. Sự kiện |
1. Ngày 17-1-1960 2. Ngày 20-12-1960 3. Ngày 27-1-1973 4. Ngày 30-4-1975 |
1- 2- 3- 4- |
A. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Viêt Nam được kí kết. B. Miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre. D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Nguyên nhân thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nguyên nhân nào có tính chất quyết định thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Vì sao?
Câu 2: Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 nhằm mục đích gì?
Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
Câu 1.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
- Cuộc đấu tranh của hơn một nghìn công nhân xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo, kéo dài 8 ngày (4 - 12/8/1925).
- Sau một thời gian làm việc tại Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng trở về Sài Gòn. Chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và với những kinh nghiệm hoạt động trong phong trào Công đoàn Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã đi vào hoạt động trong tầng lớp công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và trực tiếp vận động thành lập Công hội Đỏ đầu tiên ở Việt Nam. Sau một thời gian vận động chuẩn bị, vào đầu năm 1921, Công hội Đỏ đã ra đời tại Cảng Sài Gòn, trường Bá Nghệ Cao Thắng, nhà đèn Chợ Quán và xưởng Ba Son, nhà máy đèn Sài Gòn, sau dần dần phát triển đến hãng Faci và nhiều nơi khác. Hội trưởng của Công hội lúc đó là Tôn Đức Thắng – thợ máy nhà đèn Chợ Quán.
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 70.
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10-1930) đã cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư – tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 85.
Cách giải:
Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 83, suy luận.
Cách giải:
Từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Sau đó, năm 1945 Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
=> Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 106.
Cách giải:
Để giải quyết khó khăn khi phạm vì chiếm đóng mở rộng và thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”, Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm cao ủy Pháp ở Đông Dương thay Đắc-giăng-li-ơ. Sau đó, huy động 12000 quân tinh nhuệ thực hiện cuộc tiến công lên Việt Bắc.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 111.
Cách giải:
Trong chiến dịch Biên giới, ta tấn công Đông Khê đầu tiên.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Kế hoạch Nava chia làm hai bước:
- Bước 1: (thu – đông năm 1953 và 1954), giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và Nam Đông Dương.
- Bước 2: (từ thu – đông 1954), chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh”.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 123.
Cách giải:
17h30’ ngày 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Chọn: D
Câu 9:
Phương pháp: nối cột.
Cách giải:
1 - C, 2 - D, 3 - A, 4 - B
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 95, suy luận.
Cách giải:
a) Nguyên nhân thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
* Nguyên nhân chủ quan:
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường.
- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khối liên minh công nông vững chắc.
* Nguyên nhân khách quan:
- Nhờ hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh đánh bại phe phát xít Nhật, tạo nên thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân ta vùng dậy giành độc lập.
b) Nguyên nhân có tính chất quyết định thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân có tính chất quyết định vì nếu quần chúng không sẵn sàng anh dũng đứng dậy, nếu Đảng không sáng suốt tài tình nhận định đúng thời cơ thì thời cơ qua đi.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 101, 102, suy luận.
Cách giải:
a) Mục đích chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946:
- Nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.
b) Mục đích chính phủ ta kí với Pháp Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946:
- Kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cổ lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà biết chắc là không thể tránh khỏi.
Câu 3:
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:
a) Giống nhau:
- Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhằm biến miềm Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b) Khác nhau:
Chiến tranh cục bộ |
Việt Nam hóa chiến tranh |
1/ Được thực hiện: Quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. |
Được tiến hành bằng quân đội tay sai ở miền Nam là chủ yếu, quân Mĩ phối hợp bằng hỏa lực và không quân. |
2/ Được tiến hành: Ở miền Nam và mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. |
Được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiền hành xâm lược Cam-pu-chia và Lào, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. |
3/ Vai trò của Mĩ: Trực tiếp chiến đấu, vừa làm cố vấn chỉ huy. |
Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, vừa làm cố vấn chỉ huy. |
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 9
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)