Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 9
Đề bài
Câu 1: Tiền thân của tổ chức Đông Dương cộng sản đảng là:
A. Tân Việt cách mạng đảng.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. Hội Phục Việt.
Câu 2: Nội dung cơ bản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" mà Mĩ sử dụng ở Việt Nam là
A. Sử dụng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. Sử dụng quân đội Mĩ, quân đội tay sai với kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”.
C. Sử dụng không quân và hải quân đánh phá ác liệt ở nhiều nơi của Việt Nam.
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn chủ yếu, dưới sự yểm trợ của hỏa lực và không quân Mĩ.
Câu 3: Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là bởi vì
A. có lực lượng quần chúng tham gia đông đảo.
B. nổ ra ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
C. thành lập chính quyền cách mạng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
D. lật đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai.
Câu 4: Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ:
A. Đại hội V (3-1982).
B. Đại hội VI (12-1986).
C. Đại hội VII ( 6-1991).
D. Đại hội VIII ( 6-1996).
Câu 5: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian trong bảng dưới đây:
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
Ngày 19-12-1946 |
|
Ngày 07-10-1947 |
|
Tháng 6-1950 |
|
Ngày 07-5-1954 |
|
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao nói: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 của dân tộc ta.
Câu 3: Hãy tóm tắt diễn biến và kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
C |
B |
Câu 1.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập (6-1925) đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh, đăc biệt là công nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, có nhiều thành viên trong Hội đã có chủ trương thành lập một chính đảng. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản sau đó đã chứng tỏ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên lại tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn khi các đảng tranh giành ảnh hưởng với nhau trong quần chúng. Chính vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp Hội nghị thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 142.
Cách giải:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đội Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Thực hiện chiến lược này, Mĩ mở hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Sang tháng 9-1930, phong trào 1930 - 1931 phát triển mạnh mẽ, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
- Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
=> Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 175.
Cách giải:
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1896).
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: điền bảng.
Cách giải:
Các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian trong bảng là:
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
Ngày 19-12-1946 |
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ |
Ngày 07-10-1947 |
Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc |
Tháng 6 - 1950 |
Quân ta mở chiến dịch Biên giới. |
Ngày 07-5-1954 |
Kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 71, suy luận.
Cách giải:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam vì:
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 165.
Cách giải:
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.
- Tinh thần đoàn kết của nhân dân cả nước.
- Sự phối hợp chiến đấu của quân và dân ba nước Đông Dương.
- Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Câu 3:
Phương pháp: sgk trang 123.
Cách giải:
* Tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Đợt 1: Quân ta nổ súng đánh phân khu Bắc và nhanh chóng đánh chiếm các đồi Độc Lập, Him Lam và Bản Kéo.
- Đợt 2:
+ Ta nổ súng đánh vào phân khu Trung tâm.
+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt và kéo dài nhiều ngày, nhất là ở Đồi A1, C1và cánh đồng Mường Thanh.
- Đợt 3: Ta tổng công kích trên toàn mặt trận => Bắt sống tướng Đờ-cát-tơ-ri
* Kết quả:
- Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giết và bắt sống 16200 tên địch, bắn rơi 62 máy báy và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc ta.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
- Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 9
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)