Bài 21 trang 24 Vở bài tập toán 9 tập 2>
Giải Bài 21 trang 24 VBT toán 9 tập 2. Bằng cách đặt ẩn phụ (theo hướng dẫn)...
Bằng cách đặt ẩn phụ (theo hướng dẫn), đưa các hệ phương trình sau về dạng hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn rồi giải:
LG a
\(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{y} = 1\\\dfrac{5}{x} + \dfrac{4}{y} = 5\end{array} \right.\)
Hướng dẫn: Đặt \(u = \dfrac{1}{x},\,\,v = \dfrac{1}{y}\)
Phương pháp giải:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Đặt \(\dfrac{1}{x} = u;\dfrac{1}{y} = v\,\,\left( {u;v \ne 0} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Đặt \(\dfrac{1}{x} = u;\dfrac{1}{y} = v,\) ta có hệ phương trình\(\left\{ \begin{array}{l}u - v = 1\\3u + 4v = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3u - 3v = 3\\3u + 4v = 5\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3u+4v-(3u - 3v) = 5-3\\3u + 4v = 5\end{array} \right.\\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}7v = 2\\u - v = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}v = \dfrac{2}{7}\\u = \dfrac{9}{7}\end{array} \right.\)
Do đó hệ phương trình đã cho tương đương với hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} = \dfrac{9}{7}\\\dfrac{1}{y} = \dfrac{2}{7}\end{array} \right.\)
Giải hệ này, ta được \(x = \dfrac{7}{9}\) và \(y = \dfrac{7}{2}.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{2}} \right)\)
LG b
\(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{x - 2}} + \dfrac{1}{{y - 1}} = 2\\\dfrac{2}{{x - 2}} - \dfrac{3}{{y - 1}} = 1\end{array} \right.\)
Hướng dẫn: Đặt \(u = \dfrac{1}{{x - 2}},\,\,v = \dfrac{1}{{y - 1}}\)
Phương pháp giải:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Đặt \(\dfrac{1}{{x - 2}} = u;\dfrac{1}{{y - 1}} = v\,\,\left( {u;v \ne 0} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Đặt \(\dfrac{1}{{x - 2}} = u;\dfrac{1}{{y - 1}} = v\,\), ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}u + v = 2\\2u - 3v = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u + v = 2\\ - 5v = - 3\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}v = \dfrac{3}{5}\\u = \dfrac{7}{5}\end{array} \right.\)
Do đó, hệ phương trình đã cho tương đương với hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{x - 2}} = \dfrac{7}{5}\\\dfrac{1}{{y - 1}} = \dfrac{3}{5}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 = \dfrac{5}{7}\\y - 1 = \dfrac{5}{3}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{19}}{7}\\y = \dfrac{8}{3}\end{array} \right.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{19}}{7};\dfrac{8}{3}} \right)\)
Loigiaihay.com
- Bài 20 trang 23 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Bài 19 trang 22 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Bài 18 trang 22 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Bài 17 trang 21 Vở bài tập toán 9 tập 2
- Bài 16 trang 20 Vở bài tập toán 9 tập 2
>> Xem thêm