Lý thuyết Hình bình hành Toán 6 Cánh diều


Lý thuyết Hình bình hành Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Nhận biết hình bình hành:

Hình bình hành có:

- Các cạnh đối bằng nhau

- Các góc đối bằng nhau

- Các cạnh  đối song song với nhau.

2. Cách vẽ hình bình hành có hai cạnh là a và b:

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng \(AB = a\left( {cm} \right)\)

 

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua \(B\). Lấy điểm \(C\) trên đường thẳng đó sao

cho \(BC = b\left( {cm} \right)\)

 

Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua \(A\) và song song với cạnh \(BC\), đường thẳng qua \(C\) và song song với \(AB\). Hai đường thẳng này cắt nhau tại \(D\), ta được hình bình hành \(ABCD\).

 

3. Chu vi và diện tích của hình bình hành

Với hình bình hành co độ dài 2 cạnh là a, b, độ dài đường cao tương ứng với cạnh a là h

Chu vi là: C=2(a+b)

Diện tích là S=a.h


Bình chọn:
4.5 trên 13 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Cánh diều - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.