Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

Đo độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc 1


Giải Đo độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc trang 88, 89 SGK Toán 2 Cánh diều

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Bài 1 (trang 88 SGK Toán 2 tập 1)

Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả:

Phương pháp giải:

Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Bài 2 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

a) Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD trong hình sau:

b) Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNOPQ sau:

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

Lời giải chi tiết:

a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

4 cm + 2 cm + 4 cm = 10 cm

b) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:

Độ dài đường gấp khúc MNOPQ là:

2 cm + 4 cm + 4 cm + 7 cm = 17 cm

Bài 3

Bài 3 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7 cm.

Phương pháp giải:

• Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 4 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 4 cm.

• Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 4 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 4 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Bài 4

Bài 4 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề-xi-mét?

b) Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?

Phương pháp giải:

a) Tính độ dài đường đi của mỗi bạn Nhím theo quy tắc: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

b) So sánh các số đo tìm được ở câu a, từ đó tìm được đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím nào dài nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Đường đi của bạn Nhím Nâu dài là:

6 dm + 2 dm + 3 dm + 2 dm + 1 dm + 4 dm = 18 dm

Đường đi của bạn Nhím Xám dài là:

9 dm + 6 dm = 15 dm

Đường đi của bạn Nhím Đen dài 14 dm.

Vậy: Bạn Nhím Nâu đi quãng đường từ A đến B dài 18 dm.

        Bạn Nhím Xám đi quãng đường từ A đến B dài 15 dm.

        Bạn Nhím Đen đi quãng đường từ A đến B dài 14 dm.

b) Ta có: 14 dm <  15 dm < 18 dm.

Vậy: Đường đi của bạn Nhím Đen ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím Nâu dài nhất.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 12 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 2 - Cánh Diều - Xem ngay