Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 9 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 9 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đi đứng bằng hai chân, đôi tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Câu 2. Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

A. đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.

B. biết tạo ra lửa.

C. biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

D. biết làm đồ gốm.

Câu 3. Thị tộc được hình thành

A. từ khi người tối cổ xuất hiện.

B. từ khi người tinh khôn xuất hiện.

C. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

Câu 4. Tư hữu xuất hiện là do

A. của cải quá nhiều không thể dùng hết.    

B. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.       

C. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.       

D. ở một số vùng, do điều kiện thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.        

C. Xã hội phân hóa kẻ giàu - người nghèo.           

D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 3000 năm.

D. cách đây khoảng 4000 năm.

Câu 7. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các con sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Công cụ kim loại sớm xuất hiện.

D. Công cụ đá sớm xuất hiện.    

Câu 8. Người phương Đông không sáng tạo ra loại chữ nào dưới đây?

A. Tượng hình.          B. Tượng ý. 

C. Tượng thanh.     D. Hệ chữ cái A, B, C.

Câu 9. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải?

A. Chủ nô.

B. Nô lệ. 

C. Nông dân công xã.

D. Bình dân thành thị.

Câu 10. Người Rôma đã tính một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?

A. 365 ngày, ¼ ngày và 12 tháng.

B. 360 ngày và 12 tháng.

C. 360 ngày và 11 tháng.

D. 366 ngày và 12 tháng.

Câu 11. Một số định lí của các nhà toán học từ thời cổ đại vẫn còn phổ biến đến ngày nay?

A. Talet, Pitago.        B. Talet, Hôme.

C. Hôme.                   D. Điaxo.

Câu 12. Vua Tần tự xưng là gì?

A. Vương.                 B. Hoàng Đế.

C. Thiên tử.               D. Đại đế.

Câu 13. Các triều đại Tần - Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Nhà nước Văn Lang.

B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc.

C. Thời Bắc thuộc. 

D. Tiền Văn Lang.

Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ và văn tự ở Ấn Độ?

A. Chứng tỏ nền văn hóa lâu đời Ấn Độ.

B. Tạo điều kiện cho nền văn học cổ phát triển.

C. Tạo điều kiện truyền bá văn học cổ ra bên ngoài.

C. Thúc đẩy kiến trúc phát triển.

Câu 15. Tộc người nước ta sử dụng chữ Phạn?

A. Khơme.

B. Thái.

C. Chăm.

D. Tất cả các dân tộc Tây Nguyên.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm)

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. D

2. B

3. B

4. C

5. D

6. A

7. B

8. D

9. B

10. A

11. A

12. B

13. B

14. C

15. C

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 6.

Cách giải:

Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại. Đây chính là bước tiến hóa lớn hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 7,8, loại trừ.

Cách giải:

- Đáp án A, C, D: là thành tựu con người đạt được trong thời đại đá mới.

- Đáp án B: là thành tựu con người đạt được trong thời đại đá cũ do Người tối cổ tại ra.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 9.

Cách giải:

Từ khi người tinh khôn xuất hiện, thị tộc hình thành cũng là bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 10, 11, suy luận.

Cách giải:

Vào buổi đầu thời đại kim khí, con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên. Một số người được cử làm chỉ huy dân binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộc lạc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao lâu họ có nhiều của cải hơn người khác => Tư hữu bắt đầu xuất hiện.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 11, suy luận.

Cách giải:

Khi tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ. Gia đình cũng thay đổi theo. Gia đình phụ hệ xuất hiện trong lòng thị tộc bình đẳng thời nguyên thủy với sự gia tăng vai trò của người đàn ông. Khả năng lao động của các gia đình khác nhau thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 14

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV đến III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh tế chủ chốt – nông nghiệp, đặc biệt là đất đai có phù sa màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp dễ dàng phát triển.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 17, suy luận.

Cách giải:

Hệ chữ cái A, B, C là loại chữ của cư dân cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Trogn xã hội cổ đại Địa Trung Hải có hai giai cấp chính là: chủ nô và nô lệ. Trong đó, nô lệ là lực lượng sản xuất chính.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 25.

Cách giải:

Người Rôma đã tính được 1 năm có 265 ngày và ¼ giờ nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 26.

Cách giải:

Cho đến ngày nay, các định lí của nhà toàn học như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít vẫn còn được phổ biến. Ở Việt Nam, các định lí này vẫn được đưa vào chương trình THCS và THPT để cung cấp cho học sinh.

Chọn: A

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc ở nước ta.

Chọn: B

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 40, suy luận.

Cách giải:

Hệ chữ Phạn ở Ấn Độ được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta tạo điều kiện chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài, đặc biệt là văn học truyền thống. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ và văn tự ở Ấn Độ.

Chọn: C

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ

Chọn: C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk lịch sử 10, trang 43, 44

Cách giải:

* Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

* Những nét chính về vương triều Mô-gôn (1526 - 1707):

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

+ Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạt được bước phát triển mới.

- Chính sách của vua A-cơ-ba:

+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

- Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

+ Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

+ Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

+ Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

+ Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí