Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ I – X sau công nguyên.
B. Thế kỉ I – X trước công nguyên.
C. Thế kỉ X – XII sau công nguyên.
D. Thế kỉ XV – XVII sau công nguyên.
Câu 2: Cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á là
A. Sự phát triển về kinh tế.
B. Sự phân tán về mặt lãnh thổ.
C. Sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.
D. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Câu 3: Đặc điểm của các quốc gia phong kiến “dân tộc” Đông Nam Á là
A. lấy nhiều bộ tộc có cùng văn hóa làm nền tảng.
B. lấy một bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt.
C. hình thành trên cơ sở đoàn kết các dân tộc.
D. quốc gia có đa dân tộc.
Câu 4: Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là
A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm.
B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển.
C. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.
D. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.
C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.
D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 6: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc nào ra đời?
A. Vương quốc Cham-pa.
B. Vương quốc Phù Nam.
C. Vương quốc Pa-gan.
D. Vương quốc Lan Xang.
Câu 7: Chân Lạp là tên gọi của sử sách Trung Quốc dành cho vương quốc
A. Lào. B. Việt Nam.
C. Cam-pu-chia. D. Xiêm
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Cam-pu-chia là
A. không tiếp giáp với biển.
B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ.
C. Xung quanh là rừng và cao nguyên.
D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu.
Câu 9: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là
A. Người Môn. B. Người Khơme.
C. Người Chăm. D. Người Thái.
Câu 10: Thời kì phát triển nhất của Cam-pu-chia được gọi là
A. thời kì Ăng-co.
B. thời kì Lan-Xang.
C. thời kì Xihanuc.
D. thời kì Phnôm Pênh
B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Lập bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV theo các tiêu chí cho sẵn ở bảng sau, từ đó rút ra hệ quả của những phát kiến địa lí đó.
Câu 2. (2 điểm) Theo em các cuộc phát kiến địa lí đó có ảnh hưởng thế nào đến nước ta ở thế kỉ XVI - XVII?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
B |
A |
C |
A |
C |
A |
B |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 46.
Cách giải:
Khoảng 10 thế kỉ đầu công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 46, suy luận.
Cách giải:
Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở quan trọng nhất đưa đến sự ra đời của các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Từ khi xuất hiện đồ sắt đã làm cho năng suất lao động tăng lên => xuất hiện sản phẩm dư thừa => xuất hiện tư hữu => phân biệt giàu – nghèo => là cơ sở hình thành nhà nước. Sự ra đời của các vương quốc này còn gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 46, suy luận.
Cách giải:
Trong khoảng thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, vương quốc của người Môn và người Miến ở vùng hạ lưu sông Mê Nam….
=> Đặc điểm của các quốc gia phong kiến dân tộc Đông Nam Á là lấy bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 45, suy luận.
Cách giải:
Thiên nhiên đã ưu đãi cho các nước Đông Nam Á một điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi đó là gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước => Nhân dân Đông Nam Á từ lâu đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả khác. Đây chính nét chung về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 46, suy luận.
Cách giải:
Xét đáp án C: đây là điều kiện tự nhiên dẫn đến sự ra đời của các thị quốc Địa Trung Hải.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 77.
Cách giải:
Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc Cham-pa ra đời.
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành mà sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp.
Chọn đáp án: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.
Cách giải:
Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ. Cam-pu-chia có giáp với biển.
Đáp án A: là đặc điểm tự nhiên của Lào.
Chọn đáp án: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là người Khơ-me.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Thời kì Ăng-co (802 – 1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
Chọn đáp án: A
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 60, 61, nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
* Bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV
Thời gian |
Người tiến hành |
Kết quả |
1487 |
B. Đia-a-xơ |
Đi đến cực Nam châu Phi => mũi Hảo Vọng. |
1492 |
Cô-lôm-bô |
Là người phát hiện ra châu Mĩ. |
1497
|
Va-x cô- đơ Ga-ma |
Cập cảng Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. |
1519-1522 |
Ph. Ma-gien-lan |
Thực hiện vòng quanh thế giới bằng đường biển. |
* Hệ quả:
- Tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới, đường đi mới…
- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
- Thị trường mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Nảy sinh quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 2.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
* Ảnh hưởng của phát kiến địa lí đến Việt Nam:
- Phát triển ngành ngoại thương…
- Là thế kỉ có sự thăm dò của nhiều thực dân phương Tây.
- Là cơ sở để thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của CNTD.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết