Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
Câu 1. Nhận xét nào đúng về Việt Nam thời nguyên thủy?
A. Trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, tan rã.
B. Kéo dài hơn so với thế giới.
C. Trải qua các tổ chức thị tộc và bộ lạc phụ hệ.
D. Có nhiều trung tâm văn hóa và kinh tế.
Câu 2. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng về công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
A. Đánh bại quân xâm lược nhà Tống và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến đánh bại quân xâm lược nhà Ngô.
C. Đánh bại quân xâm lược Nam Hán và mở ra thời kì độc lập tự chủ.
D. Đánh bại quân xâm lược nhà Lương và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Gia Long.
D. Quốc triều hình luật.
Câu 5. Cơ sở quan trọng nào xây dựng nên quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc?
A. Học tập từ cách tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc.
B. Tuân thủ lệ “sách phong – triều cống”.
C. Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Thiết lập mối quan hệ mỗi bên “đều chủ một phương”.
Câu 6. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là
A. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.
B. điều kiện khí hậu thuận lợi.
C. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.
D. nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.
Câu 7. Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến thắng lợi hoàn toàn chống quân xâm lược nào?
A. Nguyên.
B. Mông Cổ.
C. Minh.
D. Tống
Câu 8. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV phát triển?
A. dân cư.
B. giáo dục.
C. nghệ thuật.
D. kinh tế.
Câu 9. Đất nước chính thức bị chia cắt sau cuộc chiến tranh
A. Trịnh – Nguyễn.
B. Lê – Mạc.
C. Lê – Trịnh.
D. Trịnh – Mạc.
Câu 10. Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?
A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
B. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.
C. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.
D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
Câu 11. Câu “Đình Bảng bán ấm bán khay, Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh sự phát triển của nghành nào?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải
Câu 12. Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm tổ chức quân đội của vương triều Tây Sơn?
A. Tập trung vào bộ binh.
B. Tổ chức quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
C. Xây dựng quân đội thiện chiến.
D. Thiên về xây thành phòng thủ.
Câu 13. Tác dụng quan trọng nhất từ những việc làm của vua Quang Trung sau khi thành lập vương triều là gì?
A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị.
C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm.
D. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
Câu 14. Từ thế kỉ XVII, chữ viết nào được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Phạn
Câu 15. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thiết chế triều đại nào trước đó?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 16. Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?
A. Nguyễn Khuyến.
B. Nguyễn Đình Chiểu.
C. Nguyễn Trãi.
D. Nguyễn Du.
Câu 17. Nhà Nguyễn đã có hành động quan trọng nào để ứng phó với cuộc khủng hoảng xã hội nửa sau thế kỉ XVIII?
A. Xu hướng thân phương Tây của triều đình
B. Tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến
C. Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
D. Xu hướng thần phục nhà Thanh của triều đình
Câu 18. Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam là?
A. Phát triển kinh tế
B. Xây dựng nền văn hoá độc đáo riêng của mình
C. Chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
D. Tinh thần đoàn kết dân tộc
Câu 19. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
Câu 20. Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”?
A. Thế kỉ XVI.
B. Thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XVIII.
D. Thế kỉ XIX
Lời giải chi tiết
1. A |
2. B |
3. C |
4. B |
5. B |
6. D |
7. D |
8. B |
9. A |
10. D |
11. C |
12. B |
13. D |
14. B |
15. D |
16. D |
17. B |
18. C |
19. D |
20. C |
Câu 1
Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về Việt Nam thời nguyên thủy và phân tích các đáp án để đưa ra nhận xét phản ánh đúng về Việt Nam thời nguyên thủy.
Cách giải:
- Đáp án B loại vì thời nguyên thủy ở Việt Nam không dài hơn so với thế giới.
- Đáp án C loại vì tổ chức thị tộc, bộ lạc ban đầu theo chế độ mẫu hệ gắn liền với vai trò của người phụ nữ trong gia đình qua công tác hái lượm (lúc này công cụ lao động chưa phát triển, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên).
- Đáp án D loại vì lúc này chưa có trung tâm văn hóa, kinh tế.
Chọn A
Câu 2
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 75, suy luận.
Cách giải:
Nhân tố đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
Chọn B
Câu 3
Phương pháp: Dựa vào kiến thức SGK Lịch sử 10, trang 85 - 86, phân tích các đáp án để rút ra nhận định phản ánh đúng về công lao của Ngô Quyền.
Cách giải:
- Đáp án A, B, D loại vì lúc này ta kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.
- Đáp án C chọn vì công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc là đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán và mở ra thời kì độc lập tự chủ.
Chọn C
Câu 4
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 89.
Cách giải:
Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là Hình thư.
Chọn B
Câu 5
Phương pháp: Liên hệ kiến thức về chính sách đối ngoại giữa các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Ngô, Đinh - Tiền Lê cho đến thời nhà Nguyễn với các triều đại phong kiến Trung Quốc để chỉ ra cơ sở xây dựng mối quan hệ ngoại giao thời phong kiến giữa hai bên.
Cách giải:
- Một trong những cơ sở quan trọng xây dựng nên mối quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc là tuẩn thủ lệ “sách phong – triều cống”. Có thể xem đây là “một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế giới chỉ thấy có trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một thí dụ điển hình, với tất cả tính chất phức tạp, nhiều mặt của nó”.
- Hoạt động cầu phong chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thế kỷ X (từ thời Ngô Xương Ngập), sau khi Việt Nam đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Việt Nam thì Trung Quốc mới chịu phong vương cho nước ta. Xét về thực chất, việc Trung Quốc phong vương cho Việt Nam trước hết là công nhận vị trí độc lập của Việt Nam theo điển lễ đã được xác định của Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong. Và đối với Việt Nam, nước có biên giới ngay sát đại đế quốc phong kiến Trung Quốc, lại đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm hàng ngàn năm, thì việc cầu phong luôn được sử dụng như một phương sách ngoại giao để giữ mối quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng Trung Quốc.
- Hoạt động cầu phong ấy kéo dài đến thời vua Tự Đức (triều Nguyễn), bởi đến năm 1885 với hoà ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa thì đã chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc – chư hầu giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Chọn B
Câu 6
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 91 - 94, suy luận.
Cách giải:
Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.
Chọn D
Câu 7
Phương pháp: SGK lịch sử 10, trang 97.
Cách giải:
Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng lợi.
Chọn D
Câu 8
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 103.
Cách giải:
Sự phát triển của giáo dục góp phần phát triển văn học. Khi giáo dục được coi trọng là lúc các sĩ tử phải học nhiều, tìm hiểu nhiều hơn, nhân dân cũng cố gắng trau dồi thêm kiến thức. Chính vì thế trình độ dân trí tăng cao góp phần thúc đẩy văn học phát triển.
Chọn B
Câu 9
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 108.
Cách giải:
Sau cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) không phân thắng bại, hai bên đã giảng hóa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền riêng biệt.
Chọn A
Câu 10
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 107, suy luận.
Cách giải:
Chính sách của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị đất nước bao gồm:
- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lực quan lại.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
=> Đáp án D: Nhà Mạc không thực hiện được cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
Chọn D
Câu 11
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 113, suy luận.
Cách giải:
Từ thế kỉ XVI – XVIII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên. Nhân dân vùng Từ Sơn, Bắc Ninh có câu:
“Đình Bảng bán ấm, bán khay,
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”
Chọn C
Câu 12
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 119.
Cách giải:
Vua Quang Trung tổ chức quân đội quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ.
Chọn B
Câu 13
Phương pháp: Nêu lên những việc làm của vua Quang Trung và đánh giá tác dụng của những chính sách này.
Cách giải:
* Những việc làm của vua Quang Trung:
- Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp.
- Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục, thi cử.
- Tổ chức quân đội quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đặt quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.
* Đánh giá: Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.
Chọn D
Câu 14
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 121.
Cách giải:
Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa Giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng được sáng tạo.
Chọn B
Chú ý khi giải:
Tuy nhiên, thời kì này chữ Quốc ngữ chủ yếu dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo mà không được phổ cập rộng rãi trong xã hội.
Câu 15
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 125.
Cách giải:
Sau khi thành lập, chính quyền trung ương thời Nguyễn được tổ chức theo mô hình nhà Lê với sự gia tăng quyền lực của vua.
Chọn D
Câu 16
Phương pháp: Liên hệ kiến thức thực tế.
Cách giải:
Nguyễn Du (1766 – 1820), là danh nhân văn hóa thế giới triều Nguyễn.
Chọn D
Câu 17
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 130, suy luận.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XVIII đã khiến nhà nước chuyên chủ phong kiến thời Nguyễn tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến để tạo ra hàng rào, bệ đỡ bảo vệ chế độ phong kiến và quyền lợi của dòng họ. Tuy nhiên, biện pháp ứng phó này trên thực tế không thể mang lại hiệu quả, tệ tham quan ô lại vẫn diễn ra, địa chủ, cường hào vẫn tiếp tục hoành hành, áp bức nhân dân ở nông thôn.
Chọn B
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 139.
Cách giải:
Trên thế giới, có lẽ không một dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặt trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Chọn C
Câu 19
Phương pháp: Nêu lên nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống Tống thời Lý và so sánh để rút ra điểm khác biệt về nghệ thuật quân sự được sử dụng trong hai cuộc kháng chiến này.
Cách giải:
*Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý:
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.
- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.
*Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
Chọn D
Câu 20
Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 135, suy luận.
Cách giải:
Từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc chính quyền ở các hai miền đều thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân. Điều này đã khiến cho đời sống người nông dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp cả nước với quy mô và tần suất lớn => thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”.
Chọn C
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết