Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh 6


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?

a. Vòi nhuỵ          b. Đầu nhuỵ       c. Bầu nhuỵ            d. Chỉ nhị

2. Đặc điểm của quả và hạt phát tản nhờ động vật?

a. Quả ăn được (phần thịt quả)

b. Hạt thường có vỏ cứng, bền (không tiêu hoá được)

c. Quả có gai, móc, lông cứng, bám vào da hoặc lông động vật (được động vật

mang đi nơi khác) .

d. Cả a, b và c.

3. Đặc điểm chung của tảo ?

a. Là những thực vật bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá thực sự; sống ở nước ngọt

b. Cơ thể chỉ là một tản gồm một hoặc khối tế bào đồng nhất chưa phân hoá thành rễ, thân  lá, có chất diệp lục nên có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết; sống ở nước mặn.

c. Là những thực vật đơn bào hoặc đa bào, có nhiều màu sắc khác nhau nhưng luôn luôn có chất diệp lục do đó có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết. Hầu hết sống ở nước.

d. Cả a, b và c.

4. Trong thiên nhiên cỏ những cây rất nhỏ bẻ (nhiều khi chiều cao chưa tới lcm), thường mọc thành từng đảm, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây gì ?

a. Tảo                 b. Bèo tấm           c. Rong                d. Rêu

Câu 2. Đánh dấu X vào ô □ chỉ câu đúng:

□  a. Mỗi củ lạc là một quả lạc, thuộc loại quả khô không nẻ.

□  b. Mỗi hạt thóc là một quả lúa, nó thuộc loại quả khô nẻ.

□  c. Quả đào, quả mơ, xoài, táo ta, dừa, mận là những quả hạch.

□ d. Cây ngô, cây kê, cây lúa, cây cam, cây bưởi là cây Một lá mầm.

Câu 3. Hãy sắp xếp các cây ở cột B tương ứng với từng môi trường sống của chúng ở cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

Các môi trường sống (Cột A)

Tên cây

(Cột B)

Kết quả

1. Môi trường khô cạn

a. Lá dong

1.....

2......

2. Môi trường ẩm ướt

b. Vạn niên thanh

 

c. Xương rồng

d. Lá lốt

 

e. Dứa

f. Cỏ lạc đà

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ?

Câu 2. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hat giống ?

Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

Lời giải chi tiết

I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

 Câu 1.

1

2

3

4

c

d

c

d

 Câu 2. Câu đúng: a, c

Câu 3.

1

2

c, e, f.

a, b, d.

 II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. * Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen, hoa đỗ xanh….).

*Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là:

Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

Câu 2. Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau:

- Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống.

- Ví dụ, chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo...).

Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ

- Tảo xoắn: cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

      - Rong mơ: cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.