Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1: Cho các đặc điểm sau:
1. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở lá mầm.
2. Phôi có hai lá mầm.
3. Hạt gồm: Vỏ, phôi và phôi nhũ
4. Lá mầm thường có kích thước lớn
Những đặc điểm có ở cây hai lá mầm là:
A. 1; 2; 3 B. 2; 3; 4
C. 1; 3; 4 D. 1; 2; 4
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa?
A. Quả B. Hạt
C. Rễ D. Thân
Câu 3: Đặc điểm của nhóm quả hạch là
A. khi chín thì mềm, vỏ dày chứa nhiều thịt quả.
B. khi chín vỏ quả khô, cứng và mỏng,
C. có hạt được bọc bởi hạch cứng.
D. quả gồm toàn thịt.
Câu 4: Nhóm nào sau đây gồm các loại quả, hạt đều tự phát tán:
A. bồ công anh, hạt hoa sữa
B. mơ, đào
C. cải, phượng vĩ
D. cải, bồ công anh
Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây có thể chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
A. Cho hạt giống có chất lượng tốt (hạt mẩy, chắc, không sứt sẹo) vào 2 cốc có bông ẩm, để nơi râm mát từ 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm.
B. Cho hạt giống có chất lượng kém (hạt nhỏ, lép) vào 2 cốc có bông ẩm, để nơi râm mát từ 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm.
C. Cho hạt giống có chất lượng tốt và hạt giống có chất lượng kém vào 2 cốc đều có bông ẩm, để nơi râm mát từ 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm.
D. Cho hạt giống có chất lượng tốt và hạt giống có chất lượng kém vào 2 cốc, không cho thêm gì, để nơi râm mát từ 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm.
Câu 6: Loại rễ biến dạng có ở thân trầu không là:
A. Rễ củ B. Rễ móc
C. Rễ thở D. Giác mút
Câu 7: Nhóm nào sau đây gồm những cây đều là cây 2 lá mầm:
A. Lạc, đậu B. Ngô, lạc
C. Ngô, lúa D. Đậu, lúa
Câu 8: Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng ta cần tiến hành biện pháp nào sau đây:
A. Phủ rơm ra lên khu vực gieo hạt
B. Tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp.
C. Gieo lại hạt giống khác
D. Đắp bờ giữ nước để hạt nảy mầm tốt hơn
Câu 9: Rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao vì:
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Sống trên cạn
C. Cơ thể phân hóa thành các cơ quan
D. Có khả năng quang hợp
Câu 10: Trong chuyện “sự tích dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiêm vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới. Đây là hình thức phát tán nào?
A. Tự phát tán
B. Phát tán nhờ động vật
C. Phát tán nhờ gió
D. Phát tán do con người.
Câu 11: Loài quyết cổ đại thuộc loại thân gì:
A. Thân gỗ B. Thân cỏ
C. Thân leo D. Thân bò
Câu 12: Cơ quan nào sau đây KHÔNG có ở cây dương xỉ:
A. Rễ B. Thân
C. Lá D. Hoa
Câu 13: Hạt gồm những bộ phận sau:
A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ (phôi nhũ).
B. Vỏ, nhân, cây mầm.
C. Mầm, chồi, chất dự trữ.
D. Vỏ, nhân, chất dự trữ.
Câu 14: Tảo rong mơ thường gặp ở:
A. Trên mặt ao hồ, đồng ruộng
B. Vùng ven biển
C. Trên mặt đất, nơi ẩm ướt
D. Nơi ẩm ướt trên mặt đất hoặc trên mặt ao hồ
Câu 15: Nhóm quả, hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật là:
A. Những quả và hạt có nhiều gai và có móc hoặc làm thức ăn cho động vật
B. Những quả có hương thơm hoặc quả khô nẻ.
C. Những quả và hạt có túm lông, có cánh.
D. Những quả khô nẻ
Câu 16: Điều nào sau đây là đúng với sự nảy mầm của hạt phấn?
A. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu.
B. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
C. Mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
D. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
Câu 17: Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu:
A. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ
B. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ
C. Trong thân mầm hoặc phôi nhũ
D. Trong thân mầm hoặc chồi mầm
Câu 18: Cây chuối dại có đặc điểm gì khác với cây chuối trồng?
A. Quả nhỏ, chát, nhiều hạt.
B. Quả to, ngọt, nhiều hạt.
C. Quả nhỏ, chát, không hạt.
D. Quả to, ngọt, không hạt.
Câu 19: Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào xuất hiện sau cùng ?
A. Rêu B. Hạt trần
C. Hạt kín D. Dương xỉ
Câu 20: Đặc điểm chủ yếu phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm.
A. Cấu tạo của hạt.
B. Số lá mầm của phôi.
C. Cấu tạo cơ quan sinh sản.
D. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.D |
2.A |
3.C |
4.C |
5.C |
6.B |
7.A |
8.B |
9.C |
10.B |
11.A |
12.D |
13.A |
14.B |
15.A |
16.B |
17.A |
18.A |
19.C |
20.B |
Câu 1 (TH):
Các đặc điểm của cây 2 lá mầm là:
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở lá mầm (do không có phôi nhũ)
+ Phôi có hai lá mầm.
+ Lá mầm thường có kích thước lớn (do chứa chất dự trữ)
Trong các đặc điểm trên, đặc điểm có ở cây Hai lá mầm là 1, 2, 4.
Chọn D
Câu 2 (NB):
Quả chỉ có ở thực vật có hoa
Chọn A
Câu 3 (NB):
Quả hạch có hạt được bọc bởi hạch cứng.
Chọn C
Câu 4 (VD):
+ Quả tự phát tán thường là quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra, giải phóng hạt bên trong.
+ Trong các loại quả trên, quả cải, phượng vĩ là những quả khô nẻ.
- Nhóm gồm các loại quả và hạt đều tự phát tán là cải, phượng vĩ.
Chọn C
Câu 5 (VDC):
+ Để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm giống nhau về các điều kiện khác, nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống.
+ Trước tiên, ta cần có hạt giống của cùng 1 loài (chẳng hạn hạt đậu) trong đó tách riêng hạt giống có chất lượng tốt (hạt đầy, chắc, không sứt sẹo) và hạt có chất lượng kém (hạt nhỏ, lép,….).
+ Ta đặt 2 nhóm hạt vào cùng 1 điều kiện, sao cho điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm, ở đây có thể là cốc có bông ẩm.
- Thí nghiệm có thể tiến hành như sau: Cho hạt giống có chất lượng tốt và hạt giống có chất lượng kém vào 2 cốc đều có bông ẩm, để nơi râm mát từ 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm.
Chọn C
Câu 6 (NB):
+ Rễ trầu không là rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
- Vậy rễ biến dạng có ở thân trầu không là rễ móc.
Chọn B
Câu 7 (VD):
+ Cây Hai lá mầm trong hạt ở phôi có 2 lá mầm
+ Các loại cây có hạt có đặc điểm này là: Lạc, đậu
- Trong các loại cây trên, nhóm gồm các cây đều là cây 2 lá mầm là: Lac, đậu
Chọn A
Câu 8 (TH):
+ Trời mưa đất ngập úng sẽ khiến lượng không khí trong đất không đủ để hạt nảy mầm.
- Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng tan cần tiến hành tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp.
Chọn B
Câu 9 (VD):
+ Thực vật bậc cao gồm các loài thực vật có cấu tạo đã phân hóa thành những cơ quan thực hiện chức năng khác nhau.
+ Rêu đã có cơ thể phân hóa thành các cơ quan thân, lá và rễ giả. Vì thế, rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao
Chọn C
Câu 10 (NB):
Chim đã phát tán hạt dưa hấu, đây là hình thức phát tán nhờ động vật.
Chọn B
Câu 11 (NB):
+ Tổ tiên của các loại quyết là những loài quyết cổ đại thân gỗ lớn, có cây cao tới 40m.
- Vậy đáp án đúng là A.
Chọn A
Câu 12 (NB):
+ Cây dương xỉ đã có thân, lá, rễ chính thức nhưng không có hoa.
- Vậy cơ quan không có ở cây dương xỉ là hoa.
Chọn D
Câu 13 (NB):
Hạt gồm: Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ (phôi nhũ).
Chọn A
Câu 14 (TH):
+ Tảo rong mơ là tảo nước mặn, chỉ sinh trưởng và phát triển tại những khu vực có nước mặn.
+ Các môi trường nước mặn là các vùng nước ven biển hoặc xa bờ.
- Tảo rong mơ thường gặp ở vùng ven biển.
Chọn B
Câu 15 (TH):
Nhóm quả, hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật là: Những quả và hạt có nhiều gai và có móc hoặc làm thức ăn cho động vật. VD: ké đầu ngựa, vải, ổi..
Chọn A
Câu 16 (NB):
Sự nảy mầm của hạt: Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
Chọn B
Câu 17 (NB):
Chất dự trữ của hạt thường nằm ở lá mầm hoặc nội nhũ.
Chọn A
Câu 18 (NB):
Chuối dại có quả nhỏ, chát, nhiều hạt hơn chuối nhà.
Chọn A
Câu 19 (NB):
Nhóm Hạt kín là xuất hiện sau cùng.
Chọn C
Câu 20 (NB):
Đặc điểm chủ yếu phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm là số lá mầm của phôi.
Chọn B
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục