Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy ghép nối các mốc thời gian với Sự kiện lịch sử trong bảng sau cho đúng.
Thời gian |
Nối |
Sự kiện |
a) 3-2-1930 |
1. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. |
|
b) 8-1945 |
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. |
|
c) 7-5-1954 |
3. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết. |
|
d) 21-7-1954 |
4. Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ giành thắng lợi. |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Câu 5: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Phương pháp: Nốt cột.
Cách giải:
a - 2; b - 1; c - 4; d - 3
Câu 2: Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử Việt Nam sau đây cho đúng.
1. Chiến dịch biên giới.
2. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập.
3. Mặt trận Việt Minh ra đời.
4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
Câu 2.
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
3. Mặt trận Việt Minh ra đời.
4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
2. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập.
1. Chiến dịch biên giới.
-> Sắp xếp đúng: 3,4,2,1
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 69-70.
Cách giải:
* Hoàn cảnh:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển khắp nước.
- Hạn chế: 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng.
-> Yêu cầu: Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
- Ngày 6/1/1930, hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở Hương Cảng (Trung Quốc).
* Nội dung:
- Tên gọi: Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt.
- Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
* Ý nghĩa:
- Hội nghị tháng 2 năm 1930 có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 96-97, suy luận.
Cách giải:
* Giặc ngoại xâm
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch, kéo theo bọn Việt gian, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Anh mở đường cho Pháp quay trở lại xâm lược.
- Ở nước ta còn hơn 6 vạn quân Nhật, một bộ phận giúp pháp mở rộng vùng giải phóng.
* Giặc đói: Nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa được khắc phục, tiếp đó nạn lụt làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, hạn hán làm 50% ruộng đất không thể cày cấy. Ngân sách nhà nước trống rỗng.
* Giặc dốt: >90% số dân mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
-> Từ những khó khăn trên sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 5.
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:
* Điểm giống: Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ nhằm xâm lược và thống trị miền Nam.
* Điểm khác:
Nội dung |
Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) |
Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) |
Lực lượng chủ yếu |
Quân đội Sài Gòn |
Quân viễn chinh Mĩ |
Phạm vi |
Miền Nam Việt Nam |
Miền Nam Việt Nam + đánh phá miền Bắc |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)