Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 11 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 11 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị ở khu vực?
A. Liên minh châu Phi
B. Cộng đồng kinh tế châu Phi
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi
D. Hiệp hội các nước châu Phi
Câu 2. Chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thực hiện chính sách gì đối với người da đen và da màu?
A. Đạo luật trung lập.
B. Chính sách tước quyền dân chủ.
C. Đưa Nam Phi thuộc khối Liên hiệp Anh.
D. Chính sách phân biệt chủng tộc.
Câu 3. Năm 1993 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Nam Phi?
A. Chính quyền người da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
B. Chính quyền đưa ra “Chiến lược kinh tế vĩ mô”.
C. Liên bang Nam Phi được thành lập.
D. Nen-xơn Man-đe-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
Câu 4. Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?
A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường
B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại
C. Bình đẳng trong kinh tế
D. Tăng trưởng bền vững
Câu 5. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi giành thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó.
B. Tạo điều kiện để Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập.
C. Giải quyết được những xung đột, khó khăn về kinh tế, xã hội châu Phi.
D. Tạo tiền đề để châu Phi giành được nhiều thành tích trong xây dựng đất nước.
Câu 6. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"?
A. Thường xuyên bị động đất.
B. Đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Nhiều quốc gia dân tộc dân chủ được thành lập.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
A |
B |
A |
D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 27.
Cách giải:
Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU).
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc (Apacthai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của người da trắng ở Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai vào năm 1993.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 29.
Cách giải:
Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế vốn còn tồn tại với người da đen.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 28, 29, suy luận.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
- Kết quả:
+ Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
+ Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
+ Từ đây, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 26, suy luận.
Cách giải:
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi chưa diễn ra mạnh, người ta mệnh danh châu Phi là “Đại lục ngủ yên”.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra mạnh mẽ, nhiều nước giành được độc lập dân tộc. Đặc biệt năm 1960, có 17 nước châu Phi giành được độc lập – gọi là “năm châu Phi”. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dần tan rã hoàn toàn, đánh dấu bằng sự kiện chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xóa bỏ (1993). Chính vì thế, châu Phi được mệnh danh là “Đại lục mới trỗi dậy”.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 9 trang 28, 29.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
* Kết quả:
- Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 12 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 13 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 15 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 10 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)