Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Ban thường vụ Trung ương đảng đã họp và ra chỉ thị nào?
A. Sắm vũ khí đuổi thù chung.
B. Phải phá tan cuộc chiến tranh mùa đông của giặc Pháp.
C. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
D. Phát động cao trào kháng Pháp cứu nước.
Câu 2. Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8-1945) còn được gọi là
A. Cao trào giải phóng dân tộc.
B. Cuộc khởi nghĩa từng phần.
C. Cao trào kháng chiến chống Nhật.
D. Cao trào dân tộc dân chủ.
Câu 3. Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” nhằm mục đích gì?
A. Góp phần chuẩn bị lực lượng vũ trang cho cách mạng tháng Tám.
B. Tăng thêm tinh thần đoàn kết trong quần chúng nhân dân.
C. Liên lạc với căn cứ địa Cao Bằng.
D. Phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
Câu 4. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) là
A. Chống Pháp để giành độc lập dân tộc.
B. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
C. Tiến hành thổ địa cách mạng.
D. Giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau khi đánh thắng hai trận liên tiếp ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)?
A. Đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền.
B. Kết hợp chính trị với quân sự.
C. Tích cực phát triển chiến tranh du kích.
D. Xây dựng cơ sở cách mạng.
Câu 6. Vì sao Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)?
A. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt.
B. Pháp muốn giành lại vị thế thống trị cũ.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt.
D. Nhật thất bại ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
B |
D |
D |
C |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Ban thường vụ Trung ương đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đã ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Cao trào kháng Nhật cứu nước còn có tên gọi khác là Cuộc khởi nghĩa từng phần, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8-1945. Đây là cao trào chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám (1945).
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 86.
Cách giải:
Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng đã lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 87.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
Sau khi giành thắng lợi ở hai trận Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị với quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng cả nước.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.
- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của quân Anh - Mĩ cả ở trên biển và trên bộ.
- Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.
=> Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt.
=> Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 86, 87, suy luận.
Cách giải:
* Bối cảnh thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba.
- Tháng 6-1941, phát xít Đức đã mở cuộc tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
* Bối cảnh trong nước:
- Thực dân Pháp câu kết chặt chẽ với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân.
- Ngay từ đầu Đảng ta đã xác định cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
=> Trước tình hình trên, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 để kịp thời đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới.
- Hội nghị chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh). Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)