Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của
A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha.
C. Anh. D. Pháp.
Câu 2. Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?
A. xây dựng và phát triển đất nước.
B. thực hiện liên kết khu vực.
C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 3. Năm 1950 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Ấn Độ?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Tuyên bố độc lập.
C. Cách mạng chất xám có nhiều thành quả.
D. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 4. Cuộc đấu tranh ở quốc gia nào được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Angiêri. B. Cuba.
C. Mêxicô. D. Vênêzuêna
Câu 5. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.
Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.
Câu 7. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?
A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.
Câu 8. Một trong những ý nghĩa quan trọng từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm sụp đổ về cơ bản hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
B. Mang lại độc lập cho nhiều quốc gia trên thế giới.
C. Là cơ sở để các thắng lợi vượt xa các nước tư bản phát triển.
D. Tạo điều kiện phổ biến liên kết khu vực, quốc tế.
Câu 9. Ý nghĩa sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đối với tình hình quan hệ quốc tế là
A. Xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Tăng sức mạnh cho phong trào đấu tranh thế giới.
C. Làm xói mòn trật tự Ianta.
D. Xóa bỏ chế đô phân biệt chủng tộc trên thế giới.
Câu 10. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
B. Inđônêxia, Campuchia, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
B |
C |
D |
A |
B |
C |
D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 14.
Cách giải:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha. Đây là một thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 14.
Cách giải:
Sau khi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ hoàn toàn, lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 18.
Cách giải:
Năm 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 13, suy luận.
Cách giải:
Ngày 1-1-1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cuba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rô đã giành thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Sau đó, hàng loạt các nước Mĩ Latinh cũng nổi dậy đấu tranh bất chấp mưu thành lập Liên minh vì tiến bộ của Mĩ.
=> Cách mạng Cuba đã cổ vũ các nước còn lại trong khu vực Mĩ Latinh vùng lên đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi sự thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ.
=> Cách mạng Cuba được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 14, suy luận.
Cách giải:
Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi.
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ quan đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh trở lên hết sức gay gắt.
- Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã lớn mạnh, thành lập được chính đảng của mình. Ví dụ: Đảng Quốc Đại, Đảng Cộng sản Việt Nam), trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước.
=> Trong đó, nhân tố quan trọng nhất là sự phát triển của các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước.
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát từ các nhân tố sau:
* Nhân tố chủ quan:
- Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.
- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.
* Nhân tố khách quan:
- Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
- Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án A: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Những ý nghĩa quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh bao gồm:
- Mang lại độc lập cho nhiều quốc gia.
- Thay đổi bản đồ chính trị thế giới, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân.
- Cơ sở để các quốc gia phát triển về kinh tế - văn hóa.
Chọn đáp án: B
Câu 9.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ đạo trong mối quan hệ quốc tế đó là sự thiết lập trật tự hai cực Ianta, đó là hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đối lập nhau đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Vì vậy, khi một trong hai phe tăng cường được quy mô của mình thì sẽ làm xói mòn trật tự Ianta.
- Với thắng lợi của phong trào dân tộc, tiêu biểu như cách mạng Trung Quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đã làm cho Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á. Hơn nữa, hàng loạt các nước thuộc địa được giải phóng cũng chứng tỏ sự suy yếu của đế quốc thực dân (phe Tư bản chủ nghĩa).
=> Thắng lợi của phong trào giải phóng đã làm "xói mòn" trật tư hai cực Ianta.
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
Chọn đáp án: D
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)