Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 10 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Việt Nam Quốc dân đảng đấu tranh nhằm mục tiêu
A. đánh đổ ngôi vua, thực hiện các cải cách dân chủ.
B. đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
C. đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại chế độ phong kiến.
Câu 2. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Lí luận, tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin phát triển mạnh.
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ.
C. Khuynh hướng vô sản đã thắng thế hoàn toàn trước khuynh hướng tư sản.
D. Tư tưởng chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đang du nhập mạnh mẽ.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) thất bại đã chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn của
A. khuynh hướng cách mạng vô sản.
B. khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. khuynh hướng phong kiến.
D. khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 4. Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)?
A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp lớn.
B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Badanh.
D. Thực hiện mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
Câu 5. Đông Dương cộng sản liên đoàn không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B. Ra đời cuối năm 1929.
C. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
D. Phân hóa từ Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 6. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?
A. Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao.
B. Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 7. Từ năm 1919-1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tồn tại song song hai khuynh hướng nào dưới đây?
A. Khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới và khuynh hướng vô sản.
B. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng vô sản.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng phong kiến.
D. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
Câu 8: Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập
A. Hội phục Việt.
B. Hội hưng Nam.
C. Tân Việt Cách mạng Đảng.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 9: Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng?
A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 10: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3/1929).
B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).
C. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929).
D. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng (7/ 1929).
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
D |
C |
C |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 65.
Cách giải:
Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đang phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng lớn, thu hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo.
-> Nội bộ đảng Tân Việt đã có sự phân hóa theo hai xu hướng: vô sản và tư sản.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc. Đồng thời, phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới ngọn cờ Việt Nam Quốc dân đảng cũng nhanh chóng tan rã trước sự khủng bố ác liệt của quân thù.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 66, suy luận.
Cách giải:
- Ngày 9-2-1929, ở Hà Nội xảy ra vụ giết Badanh - trùm mộ phu cho các điều điền cao su -> thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây bắt lớn, số đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt lên tới gần 1000 người, nhiều cơ sở ở các nơi bị phá vỡ, hầu hết các cán bộ từ trung ương đến địa phương đều sa lưới giặc.
-> Bị động trước tình thế trên, mặc dù hệ thống tổ chức của Đảng chưa kịp xây dựng và củng cố lại, các nhân vật chủ yếu còn lại của Đảng đã quyết định hành động, tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-> Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết Badanh là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 68, suy luận.
Cách giải:
- Đáp án B, C, D: Đều là đặc điểm của Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Đáp án A: Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng từ những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên -> có sự phân hóa -> sự ra đời của Đông Dương Cộng sản liên đoàn -> Đông Dương Cộng sản liên đoàn không ra đời do sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Những nhân tố đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân giai đoạn 1926 - 1929 bao gồm:
- Trong giai đoạn 1926 - 1929, sự thắng lợi của công xã Quảng Châu ở Trung Quốc đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh.
- Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá sâu rộng góp phần nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng của công nhân.
- Ngoài ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn đứng ra tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
=> Đáp án D: Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không phải là nhân tố đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 1919 đến năm 1930, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng huynh hướng vô sản, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).
- Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Khuynh hướng vô sản thực sự thắng thế đánh dấu mốc bắng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), khẳng định quyền lãnh đạo và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
Chọn: D
Câu 8:
Phương pháp: Dựa vào sự ra đời của các tổ chức chính trị ở Việt Nam để trả lời.
Cách giải:
Năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đằng Sư phạm Hà Nội đã lập ra Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7-1928, Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập.
Chọn: C
Câu 9:
Phương pháp: Dựa vào quá trình hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng để trả lời
Cách giải:
Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo. Từ đó nội bộ Tân Việt cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: tư sản và vô sản.
Chọn: C
Câu 10:
Phương pháp: Dựa vào những sự kiện diễn ra ở Việt Nam năm 1929 để trả lời.
Cách giải:
Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Chọn: A
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 11 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 12 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)