
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH
I- DẠNG 1. TÍNH ĐỘ TỤ VÀ TIÊU CỰ THẤU KÍNH DỰA VÀO HÌNH DẠNG VÀ MÔI TRƯỜNG
- Áp dụng công thức tính độ tụ hoặc tiêu cự: \({\bf{D}}{\rm{ }} = \dfrac{1}{f} = (\dfrac{n}{{{n_{mt}}}} - 1)(\dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}})\)
Quy ước:
+ mặt cầu lồi thì \(R > 0\), mặt cầu lõm thì \(R < 0\), mặt phẳng thì \(R = \infty \)
+ n là chiết suất của chất làm thấu kính, nmtlà chiết suất của môi trường đặt thấu kính.
II- DẠNG 2: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, ĐỘ LỚN CỦA VẬT VÀ ẢNH.
- Biết vị trí của vật hoặc ảnh và số phóng đại:
+ \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\) suy ra \(d' = \dfrac{{d.f}}{{d - f}} \), \(d = \dfrac{{d'.f}}{{d' - f}} \)
+ vận dụng công thức độ phóng đại: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{f}{{f - d}} = \dfrac{{f - d'}}{{ f}}\)
- Biết vị trí của vật hoặc ảnh và khoảng cách giữa vật và màn:
+ \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
+ và công thức về khoảng cách: L = |d + d’|
+ Vật và ảnh cùng tính chất thì trái chiều và ngược lại.
+ Vật và ảnh không cùng tính chất thì cùng chiều và ngược lại.
+ Thấu kính hội tụ tạo ảnh ảo lớn hơn vật thật.
+ Thấu kính phân kỳ tạo ảnh ảo nhỏ hơn vật thật.
III- DẠNG 3: DỜI VẬT HOẶC THẤU KÍNH THEO PHƯƠNG CỦA TRỤC CHÍNH
- Thấu kính cố định: vật và ảnh dời cùng chiều.
+ Trước khi dời vật:\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
+ Dời vật một đoạn \(\Delta d\) thì ảnh dời một đoạn \(\Delta d'\) thì: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{d + \Delta d}} + \dfrac{1}{{d' + \Delta d'}}\)
- Có thể giải bằng cách khác nếu bài toán cho độ phóng đại k1 và k2:
\(\dfrac{{\Delta d'}}{{\Delta d}} = - \dfrac{f}{{{d_2} - f}} . \dfrac{f}{{{d_1} - f}}{\rm{ }} = - {k_1}.{k_2}\)
- Vật cố định, dời thấu kính: phải tính khoảng cách từ vật đến ảnh trước và sau khi dời thấu kính để biết chiều dời của ảnh.
IV- DẠNG 4: HỆ HAI THẤU KÍNH GHÉP ĐỒNG TRỤC
- Nếu ta có các thấu kính ghép đồng trục sát nhau thì ta có độ tụ tương đương của hệ là:
\(D = {D_1} + {D_2} + ...{D_n}\)
hay tiêu cự tương đương của hệ: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{{f_1}}} + \dfrac{1}{{{f_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{f_n}}} \)
Khi đó ta xét bài toán tương đương như một thấu kính có độ tụ D hay có tiêu cự f.
- Nếu hệ thấu kính ghép đồng trục cách nhau một khoảng O1O2 = l
+ Ta có sơ đồ tạo ảnh bởi hệ là:
$AB\xrightarrow[{{d_1}{\text{ }}{{\text{d}}_1}'}]{{{O_1}}}{A_1}{B_1}\xrightarrow[{{d_2}{\text{ }}{{\text{d}}_2}'}]{{{O_2}}}{A_2}{B_2}$
+ Áp dụng công thức thấu kính lần lượt cho mỗi thấu kính ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{d_1}' = \dfrac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}}\\{d_2} = l - {d_1}'\\{d_2}' = \dfrac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}}\end{array} \right.\)
\(k = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {AB} }} = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {{A_1}{B_1}} }}.\dfrac{{\overline {{A_1}{B_1}} }}{{\overline {AB} }} = {k_1}.{k_2}\)
+ Khoảng cách giữa hai thấu kính: \({O_1}{O_2} = l\) và \({d_2} = l-{\rm{ }}{d_1}'\)
+ Nếu hai thấu kính ghép sát nhau thì: \({d_1}' = - {\rm{ }}{d_2}\)
Giải Câu C1 trang 181 SGK Vật lý 11
Giải Câu C2 trang 182 SGK Vật lý 11
Giải Câu C3 trang 184 SGK Vật lý 11
Giải Câu C4 trang 185 SGK Vật lý 11
Giải Câu C5 trang 187 SGK Vật lý 11
Giải bài 1 trang 189 SGK Vật lí 11. Thấu kính là gì ? Kể các loại thấu kính.
Giải bài 2 trang 189 SGK Vật lí 11. Nêu tính chất quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền của tia sáng cho mỗi trường hợp.
Giải bài 3 trang 189 SGK Vật lí 11. Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì ? Đơn vị của tiêu cự và độ tụ ?
Giải bài 4 trang 189 SGK Vật lí 11. Chọn phát biểu đúng với vật đặt trước thấu kính.
Giải bài 5 trang 189 SGK Vật lí 11. Có thể kết luận gì về loại thấu kính ?
Giải bài 6 trang 189 SGK Vật lí 11. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ?
Giải bài 7 trang 189 SGK Vật lí 11. Vẽ ảnh của vật AB và nhận xét về đặc điểm của ảnh trong mỗi trường hợp sau:
Giải bài 8 trang 189 SGK Vật lí 11. Người ta dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ 1 dp để thu ảnh của Mặt trăng.
Giải bài 9 trang 189 SGK Vật lí 11. Hãy lập công thức của tiêu cự thấu kính f theo a và l...
Giải bài 10 trang 190 SGK Vật lí 11. Tìm vị trí của vật, cho biết khoảng cách vật - ảnh là:
Giải bài 11 trang 190 SGK Vật lí 11. Một thấu kính phân kỳ có độ tụ - 5dp. Tính tiêu cự của kính.
Giải bài 12 trang 190 SGK Vật lí 11. Trong hình 29.18, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điểm thật...
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: