Những cuộc nổi dậy đầu tiên>
Tóm tắt mục II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940).
Mục 1
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
- Bối cảnh: Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tấn công thực dân Pháp.
- Diễn biến:
+ Dưới sự chỉ huy của Đảng bộ Bắc Sơn nhân dân đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai.
+ Thành lập đội du kích Bắc Sơn, sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân.
- Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng chính quyền cách mạng đã được hình thành.
Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn
Mục 2
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940)
- Bối cảnh:
+ Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, bọn quân phiệt Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục khiêu khích gây hấn ở biên giới Lào - Campuchia.
+ Để chống lại thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam chết trận thay cho chúng. Bất bình với điều đó, nhiều binh lính đào ngũ hoặc bí mật với Đảng bộ Nam Kì.
- Diễn biến:
+ Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa (23-11-1940), một số chiến sĩ bị bắt trước ngày khởi sự do bị lộ. Pháp tăng cường thiết quân luật, săn lùng các chiến sĩ cách mạng.
+ Nghĩa quân đã triệt hạ một số đồn bốt giặc, triệt phá nhiều đường giao thông, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở nhiều vùng. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
- Kết quả: Do Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số nghĩa quân rút vào hoạt động bí mật.
Lược đồ khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940)
Mục 3
3. Binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941)
- Nguyên nhân: Timh thần giác ngộ của người Việt lên cao. Binh lính người Việt hết sức bất bình vì bị đưa sang Lào làm bia đỡ đạn.
- Diễn biến: Ngày 13 - 01 - 1941, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Cung, binh lính chợ Rạng đã nổi dậy. Họ đánh chiếm đồn Đô Lương sau đó lên ô tô kéo về Vinh.
- Kết quả: Kế hoạch đã bị thất bại.
Lược đồ binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941)
ND chính
Tóm tắt về những cuộc nổi dậy đầu tiên: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Những cuộc nổi dậy đầu tiên
Loigiaihay.com
- Lý thuyết Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
- Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm đáng gì chú ý?
- Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào?
- Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)