
KÍNH HIỂN VI
I - ĐỊNH NGHĨA
Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ.
Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp
II - CẤU TẠO
- Vật kính \({L_1}\): là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét)
- Thị kính \({L_2}\): là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.
Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng \({O_1}{O_2} = L\) không đổi.
Người ta gọi \(\delta = F_1'{F_2}\) (khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của thấu kính \({L_1}\) đến tiêu điểm vật của thấu kính \({L_2}\)) là độ dài quang học.
- Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như bộ phận tụ sáng, bộ phận nâng hạ ống kính, …
III - SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI
- Vật kính \({L_1}\) có tác dụng tạo ảnh thật \({A_1}{B_1}\) lớn hơn vật \(AB\) nằm trong khoảng \({O_2}{F_2}\)
- Thị kính \({L_2}\) tạo ảnh ảo sau cùng \({A_2}{B_2}\) lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật \(AB\).
- Mắt đặt sau thị kính \({L_2}\) để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh \({A_2}{B_2}\) của vật \(AB\) tạo bơi kính hiển vi
- Ảnh sau cùng \({A_2}{B_2}\) phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đổi khoảng cách \({d_1}\) từ vật \(AB\) đến vật kính \({O_1}\).
- Nếu ảnh của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.
* Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau:
- Vật phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt, đó là tiêu bản.
- Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.
IV - SỐ BỘI GIÁC KHI NGẮM CHỪNG Ở VÔ CỰC
${G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\deltaĐ }}{{{f_1}{f_2}}}$
Trong đó:
+ \({G_\infty }\): số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
+ \({k_1}\): số phóng đại của vật kính \({L_1}\)
+ \({G_2}\): số bộ giác của thị kính \({L_2}\)
+ \(\delta \): độ dài quang học
+ \({f_1}\): tiêu cự của vật kính \({L_1}\)
+ \({f_2}\): tiêu cự của thị kính \({L_2}\)
+ \(Đ = O{C_C}\): khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt
Sơ đồ tư duy về kính hiển vi
Giải Câu C1 trang 210 SGK Vật lý 11
Giải câu C2 trang 211 SGK Vật lí 11. Dựa vào hình 33.5, hãy thiết lập hệ thức ...
Giải Câu C3 trang 212 SGK Vật lý 11
Giải bài 1 trang 212 SGK Vật lí 11. Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
Giải bài 2 trang 212 SGK Vật lí 11. Nêu đặc điển tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi.
Giải bài 3 trang 212 SGK Vật lí 11. Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao ?
Giải bài 4 trang 212 SGK Vật lí 11. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính hiển vi ở vô cực.
Giải bài 5 trang 212 SGK Vật lí 11. Viết công thức số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực.
Giải bài 6 trang 212 SGK Vật lí 11. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?
Giải bài 7 trang 212 SGK Vật lí 11. Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?
Giải bài 8 trang 212 SGK Vật lí 11. Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào ?
Giải bài 9 trang 212 SGK Vật lí 11. Tính số bội giác của ảnh.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: