Lý thuyết các nước Mĩ-Latinh>
Lý thuyết các nước Mĩ-Latinh
I. Những nét chung
- Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mĩ) toàn bộ Trung và Nam Mĩ.
- Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thể ki XV, rất giàu về nông sản và khoáng sản.
- Thành phần dân cư ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm người di cư từ châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ được đưa đến từ châu Phi.
- Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha, trừ Bra-xin nói tiếng Bồ Đào Nha. Chịu ảnh hường văn hoá Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, cùng với sự hoà nhập các nền văn hoá châu Phi và thổ dân da đỏ. Tôn giáo ở Mĩ La-tinh chủ yếu là Thiên chúa giáo.
- Đầu thế kỉ XIX, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh lại trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ (được gọi là “Đại lục núi lửa”, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cuba năm 1959.
- Nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền độc tài phản động thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc - dân chủ.
- Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lựợc “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hỉnh xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cuba. Một số nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cuba.
II. CUBA –hòn đảo anh hùng
- Trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, giành chính quyền về tay nhân dân cũng như xây dựng đất nước (nhất là sau khi Liên Xô tan rã), nhân dân Cuba đã gặp vô vàn khó khăn, những thất bại ban đầu. Với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã vượt qua mọi khó khăn, vững bước tiến lên.
- Sau hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận, nhân dân Cuba vẫn giành được nhiều thắng lợi to lớn: kinh tế phát triển, trình độ văn hoá, giáo dục, y tế... được nâng cao.
- Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này
- Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26 - 7 -1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?
- Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.
- Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945
- Cu-ba - hòn đảo anh hùng
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)