Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh>
Tóm tắt mục II. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
Mục 1
1. Phong trào quy mô toàn quốc
- Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tiêu biểu:
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),...
+ Các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Nghê Tĩnh,... đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất,...
- Kỷ niệm Quốc tế lao động, phong trào lan rộng ra khắp toàn quốc, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
- Hình thức: mít tinh, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn,...
Mục 2
2. Đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Diễn biến:
+ Tháng 9-1930 phong trào đấu tranh quyết liệt, đấu tranh với mục đích chính trị kết hợp với kinh tế.
+ Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương.
Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh(1930-1931)
- Kết quả:
+ Chính quyền địch ở một số huyện xã bị tê liệt, tan rã.
+ Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện. Đây là lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền ở một số huyện xã thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.
- Ý nghĩa:
+ Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
+ Là lần tập dượt đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau này.
ND chính
Tóm tắt diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
Loigiaihay.com
- Lực lượng cách mạng được phục hồi
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
- Lý thuyết Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
- Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
- Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)