Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?>
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 75 SGK Lịch sử 9
Đề bài
Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 74 suy luận, phân tích trả lời.
Lời giải chi tiết
1. Hoàn cảnh thành lập:
Khi chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện xã bị tê liệt, tan rã, các ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
2. Những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh:
Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:
- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...
- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.
- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...
⟹ Như vậy thông qua những việc làm trên, Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Loigiaihay.com
- Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù?
- Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào?
- Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo để phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?
- Lý thuyết Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)