Đề kiểm tra 45 phút chương 4 phần Hình học 8 - Đề số 1


Đề kiểm tra 45 phút chương 4: Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều đề số 1 trang 146 VBT lớp 8 tập 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH...

Đề bài

Câu 1: (3 điểm) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (h.107). Hãy chọn khẳng định đúng. 

a) Mặt phẳng (ABFE) song song với mặt phẳng:

I. (ABCD);                II. (BCGF)

III. (ADHE)               IV. (DCGH)

b) Đường thẳng AB song song với đường thẳng:

I. EH;                II. FG

III. HG               IV. BC

c) Đường thẳng AE vuông góc với mặt phẳng:

I. (BCGF);                II. (ABCD)

III. (DCGH)               IV. (ADHE)

Câu 2: (3 điểm)

Lăng trụ đứng ABCD.EFGH có đáy ABCD là một hình vuông, đường cao \(AE=h=8cm\); đường chéo của mặt bên \(AF = d = 10cm\) (h.108)

a) Tính diện tích toàn phần của lăng trụ 

b) Tính thể tích của lăng trụ 

Câu 3: (4 điểm) Hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy là \(a = 6cm,\) cạnh bên là \(b = 8cm\) (h.109)

a) Tính diện tích đáy của hình chóp

b) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp

c) Tính thể tích hình chóp

(Các kết quả lấy với hai chữ số thập phân)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng tính chất hình hộp chữ nhật. 

Đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) nếu d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong (P)

LG

 

a) Mặt phẳng (ABFE) song song với mặt phẳng (DCGH) vì các mặt đối nhau của hình hộp chữ nhật song song với nhau

Chọn IV.

b) Vì ABFE là hình chữ nhật nên AB//FE

Vì EFGH là hình chữ nhật nên EF//HG

Suy ra AB//HG

Chọn II

c) Đường thẳng AE vuông góc với mặt phẳng (ABCD) vì trong hình hộp chữ nhật thì cạnh bên luôn vuông góc với mặt phẳng đáy.

Câu 2:

Phương pháp

a) Diện tích toàn phần \({S_{tp}} = 2{S_{đáy}} + {S_{xq}}\)

b) Thể tích lăng trụ \(V = {S_{đáy}}.h\) với \(h\) là chiều cao lăng trụ 

LG

 

a) Xét tam giác AEF vuông tại E, theo định lí Py-ta-go ta có: 

\(\begin{array}{l}A{F^2} = A{E^2} + E{F^2}\\ \Rightarrow E{F^2} = A{F^2} - A{E^2}\\ \Rightarrow E{F^2} = {10^2} - {8^2} = 36\\ \Rightarrow EF = 6cm\end{array}\)

Diện tích 1 đáy của lăng trụ là: \(S = {S_{EFGH}} = E{F^2} = 36c{m^2}\)

Diện tích xung quanh của lăng trụ là: \({S_{xq}} = 2p.h = 6.4.8 = 192c{m^2}\)

Diện tích toàn phần: \({S_{tp}} = 2S + {S_{xq}} \)\(= 2.36 + 192 = 264c{m^2}\) 

b) Thể tích lăng trụ: \(V = {S_{EFGH}}.AE = 36.8 = 288c{m^3}\)

Câu 3:

Phương pháp

a) Diện tích tam giác bằng nửa tích của đáy với chiều cao tương ứng

b) Diện tích xung quanh hình chóp \({S_{xq}} = p.d\) với \(p\) là nửa chu vi đáy và \(d\) là trung đoạn của hình chóp

Diện tích toàn phần \({S_{tp}} = {S_{đáy}} + {S_{xq}}\) 

c) Thể tích hình chóp \(V = \dfrac{1}{3}{S_{đáy}}.h\) với \(h\) là chiều cao hình chóp 

LG

 

a) Tam giác ABC đều có \(O\) là trọng tâm và E là trung điểm cạnh AB nên suy ra \(CE \bot AB\) và \(AE = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}.6 = 3cm\)

Xét tam giác ACE vuông tại E, theo định lí Py-ta-go ta có:

\(\begin{array}{l}C{E^2} + A{E^2} = A{C^2}\\ \Rightarrow C{E^2} = A{C^2} - A{E^2}\\ \Rightarrow C{E^2} = {6^2} - {3^2} = 36 - 9 = 27\\ \Rightarrow CE = \sqrt {27} cm\end{array}\)

Khi đó, diện tích tam giác ABC là: \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}CE.AB = \dfrac{1}{2}.\sqrt {27} .6\) \( = 3\sqrt {27}  \approx 15,59c{m^2}\)

b) Xét tam giác ASE vuông tại E, theo định lí Py-ta-go ta có:

\(\begin{array}{l}S{E^2} + A{E^2} = S{A^2}\\ \Rightarrow S{E^2} = S{A^2} - A{E^2}\\ \Rightarrow S{E^2} = {8^2} - {3^2} = 64 - 9 = 55\\ \Rightarrow SE = \sqrt {55} cm\end{array}\)

Nửa chu vi tam giác ABC là: \(\dfrac{1}{2}\left( {6 + 6 + 6} \right) = 9cm\)

Diện tích xung quanh hình chóp \({S_{xq}} = p.d = 9.\sqrt {55}  \approx 66,75c{m^2}\)

Diện tích toàn phần \({S_{tp}} = {S_{ABC}} + {S_{xq}} \approx 15,59 + 66,75 = 82,34c{m^2}\)

c) Vì \(O\) là trọng tâm tam giác ABC nên \(OC = \dfrac{2}{3}CE = \dfrac{2}{3}.\sqrt {27}  = 2\sqrt 3 cm\)

Xét tam giác SCO vuông tại O, theo định lí Py-ta-go ta có:

\(\begin{array}{l}S{C^2} = C{O^2} + S{O^2}\\ \Rightarrow S{O^2} = S{C^2} - C{O^2}\\ \Rightarrow S{O^2} = {8^2} - {\left( {2\sqrt 3 } \right)^2} = 52\\ \Rightarrow SO = \sqrt {52} cm\end{array}\)

Thể tích hình chóp: \(V = \dfrac{1}{3}{S_{ABC}}.SO = \dfrac{1}{3}.3\sqrt {27} .\sqrt {52}  \approx 37,47c{m^3}\)

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.