Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.>
Giải bài tập Bài 2 trang 58 SGK Lịch sử 9
Đề bài
Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 57, 58 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
- Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
2. Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:
- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
- Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
3. Tầng lớp tiểu tư sản:
- Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.
- Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
4. Giai cấp nông dân:
- Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.
- Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Loigiaihay.com
- Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
- Mục đích của những thủ đoạn đó là gì?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào?
- Dựa vào lược đồ (Hình 27, SGK, trang 56) để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
- Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)