Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 10- Đề số 4 có lời giải chi tiết


Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng.

B. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng.

C. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.

D. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

Câu 2: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là gì?

A. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè.

B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.

D. Đặt ra nhiều thứ thuế mới.

Câu 3: Tháng 8 – 1789, phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ.

B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. xử tử vua Lui XVI.

D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là gì?

A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp.

C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

Câu 5: Vua Sáclơ I bị xử tử là do đâu?

A. Ý muốn của giai cấp tư sản.

B. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội.

C. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc.

D. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 6: Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì

A. là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

B. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi.

C. đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

D. là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là

A. mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.

B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây.

C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.

D. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.

Câu 8: Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. Cộng hòa tư sản.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Dân chủ.

Câu 9: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Giáo hội Anh.

B. Nông dân và công nhân.

C. Quý tộc mới.

D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Câu 10: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

A. G. Oasinhtơn.          B. Phranklin.

C. Ru-dơ-ven.              D. A. Lincôn.

Câu 11: Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập,

B. cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

C. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

D. vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

Câu 12: Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?

A. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.

B. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền.

C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.

D. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.

Câu 13: Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là ai?

A. Giai cấp tư sản.

B. Phái Giacôbanh.

C. Lực lượng quân đội cách mạng.

D. Quần chúng nhân dân.

Câu 14: Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang.

B. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

C. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.

D. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh.

Câu 15: Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là

A. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte.

B. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông.

C. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông.

D. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê.

Câu 16: Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lu-i XVI thể hiện thông qua việc

A. phê chuẩn Hiến pháp.

B. câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp.

C. âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến.

D. xúi giục bọn phản động nổi loạn.

PHẦN II: TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ XVI – XVIII?  

Câu 2: Bộ máy nhà nước, chính trị, ngoại giao nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? Đánh giá chính sách ngoại giao đó?  

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

C

5

D

9

D

13

D

2

C

6

C

10

A

14

B

3

B

7

A

11

D

15

A

4

A

8

C

12

B

16

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 152-153, suy luận.

Cách giải:                                                                                                  

Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân sâu xa: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

- Nguyên nhân trực tiếp: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

=> Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Những biện pháp chính quyền phong kiến Anh thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới gồm:

- Đặt ra nhiều thứ thuế.

- Nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè.

- Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến.

=> Loại trừ đáp án C.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 154.

Cách giải:

Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nỏi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: So sánh tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng, nhận xét.

Cách giải:

Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

- Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Anh: xoay quanh vấn đề tài chính khi Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (4-1640) nhằm tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-lenơ miền Bắc nước Anh.

- Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Pháp: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

=> Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Do áp lực từ quần chúng nhân dân, đầu năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Ngày 4-7-1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tố cáo chế độ áp bức thuộc địa thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ. Chính vì nội dung này nên về sau ngày 4-7 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, Anh lại tìm mọi cách cấm đoán, kìm hãm sự phát triển kinh tế nơi đây nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh với Anh.

=> Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với chính phủ Anh trở nên gay gắt, là mâu thuẫn chủ yếu và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 155.

Cách giải:

Tháng 9-1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Chế độ phong kiến, đứng đầu là nhà vua Anh, với chỗ dựa là quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh đã cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 150.

Cách giải:

Năm 1789, G. Oasinhtơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 – 1658) -> Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 157.

Cách giải:

Năm 1793, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới và lên nắm chính quyền-> Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: Phân tích diễn biến cách mạng tư sản Pháp, đánh giá.

Cách giải:

Trong cách mạng tư sản Pháp (1789), quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:

- Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.

- Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ thọa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nhân dân.

- Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc và nhân dân khi chống ngoại xâm, nội phản. Ủng hộ nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Ngày 27-7-1794 khi phái Gi-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lại vùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách mạng tư sản chấm dứt.

Chọn: D

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Do nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ, Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính của nhân dân khu vực này. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là: Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte 

Chọn: A

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 155, suy luận.

Cách giải:

Sau tháng 9-1791, sau khi hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến. Lu-i XVI đã ngầm câu kết với các thế lực phong kiến bên ngoài (Áo, Phổ), chuẩn bị tấn công nước Pháp cách mạng nhằm khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến => Hành động này thể hiện sự phản bội tổ quốc của vua Lu-i XVI.

Chọn: B

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk trang 121-124.

Cách giải:

1. Tư tưởng, tôn giáo

- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

2. Giáo dục và văn học

* Giáo dục:

- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

 * Văn học:

- Nho giáo suy thoái.

- Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

3. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật

* Nghệ thuật:

- Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương.

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

* Khoa học - kỹ thuật:

 - Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...

 - Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

 - Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

 - Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

 - Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Câu 2:

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao:

- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

* Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

* Ngoại giao:

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

 - Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

- Với phương Tây “đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ”.

2. Đánh giá chính sách ngoại giao của triều Nguyễn:

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào, Chân Lạp phải thần phục, song quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

- Hạn chế: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí