Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 2 - Sinh học 8


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 2 - Sinh học 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. . Người ta thường dùng da trâu, bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da ?

A. Tầng sừng        B. Tầng tế bào sống      C. Lớp bì         D. Lớp mỡ

Câu 2. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tật cận thị là gì ?

A. Do bẩm sinh: cầu mắt quá dài

B. Do bẩm sinh: thể thuỷ tinh quá lồi

C.Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường

D. Do không rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng.

Câu 3. Lớp bì do loại mô nào tạo nên ?

A. Mô liên kết B. Mô cơ         C. Mô biểu bì     D. Mô thần kinh

Câu 4. Bộ phận tiếp nhận kích thích của cơ quan phân tích thính giác là gì ?

A. Màng nhĩ               

B. Chuỗi xương tai

C. Cơ quan Coocti   

D. Tế bào thụ cảm thính giác

Câu 5. Là thành phần của nhiều enzim, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể và hàn gắn vết thương. Có trong nhiều loại thức ăn, đặc biệt là thịt. Đây là loại muối khoáng nào ?

A. Sắt            B. Lưu huỳnh     

C. Phôtpho     D. Kẽm

Câu 6. Cơ quan phân tích thị giác gồm……trong cầu mắt, dây thần

kinh thị giác và vùng châm của vỏ não.

A. màng lưới         B. màng mạch

C. màng cứng      D. màng nhện

Câu 7. Cấu tạo của tiểu não bao gồm:

A. Chất xám ở trong và chắt trắng ở ngoài

B. Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong

C. Chất xám ở trên và chất trắng ở dưới

D. Chất trảng ở trên và chất xám ở dưới

Câu 8. Tìm câu phát biểu sai:

1. Ở cùng một khối lượng cơ thể, đại não của người có khối lượng lớn hơn khối lượng đại não của bất kì loài thú nào.

2. Chỉ ở người, chất xám mới bao phủ toàn bộ bề mặt đại nâo tạo thành vỏ não; ở thú chất xám chưa bao phủ toàn bộ bề mặt đại não.

3. Đại não là trung khu các phản xạ có điều kiện, đại não còn điều hòa hoạt động của tuỷ sống.

4. Tuỷ sống, trụ nào là trung khu của các phản xạ không diều kiện, còn vỏ não là trung khu của các phản xạ có điều kiện.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh?

Câu 2. Da có chức năng gì? Những đặc điêm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Câu 3. Nêu cấu tạo của cầu mắt.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

C

A

D

D

A

B

B

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Biện pháp vệ sinh hệ thần kinh:

- Sức khoẻ con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh, nếu hệ thần kinh suy yếu thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn. Nếu hoạt động của vỏ nào bị rối loạn thì sẽ gây nhiều bệnh tật làm cho cơ thể mất khả năng làm việc, có thể dẫn đến cái chết. Vì vậy, phải giữ gìn và báo vệ hệ thần kinh:

- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Tránh các kích thích mạnh về âm thanh, ánh sáng và chất có hại cho hệ thần kinh.

- Giữ cho tinh thần thoải mái (sống thanh thản, trảnh lo âu phiền muộn...)

Câu 2. * Chức năng của da:

- Chức năng bảo vệ và tái tạo da.

- Chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.

- Chức năng tạo vẻ đẹp cho da, giữ ấm và bảo vệ cơ thể.

-  Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết.

- Những đặc điểm cấu tạo của da giúp da thực hiện những chức năng đó:

    Da có cấu tạo gồm 3 lớp:

- Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống - giữ chức năng bảo vệ và tái tạo da.

- Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.

- Lớp mỡ dưới da tạo vẻ đẹp cho da, giữ ấm và bảo vệ cơ thể.

Câu 3. Cấu tạo cầu mắt:

   Cầu mắt ở trong hốc mắt được bảo vệ bởi mí, lông mày, lông mi, gồm 3 lớp:

- Lớp màng cứng: bảo vệ phần trong của cầu mắt ( ở phía trước của màng cứng là màng giác, trong suốt để ánh sáng đi qua)

- Lớp màng mạch: có nhiều mạch máu và tế bào sắc tố đen, tạo thành phòng tối.

- Lớp màng lưới: ở trong cùng chứa các tế bào hình nón và tế bào hình que.

                     + Tế bào hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ ban đêm

                     + Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc, tập trung chủ yếu ở điểm vàng (trên trục mắt). Càng xa điểm vàng, tế bào hình nón càng ít và tế bào hình que càng nhiều.

                     + Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, thiếu tế bào thụ cảm thị giác nên ảnh rơi vào đấy sẽ không nhìn thấy.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí